Điều kiện được hỗ trợ về đất nông nghiệp? Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm khi thu hồi đất? Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất?
Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do việc giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án. Nông dân về cơ bản chấp hành tốt chủ trương chung của nhà nước về việc thu hồi đất để phát triển nền kinh tế thị trường. Để người dân sau khi bị thu hồi đất và vẫn sinh sống và phát triển nền kinh tế của đất nước thì Nhà nước cần có quy định về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm khi thu hồi đất. Tuy nhiên, mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm khi thu hồi đất được pháp luật hiện hành quy định như thế nào thì chắc hẳn không phải người dân nào cũng biết về việc này.
Cơ sở pháp lý:
– Luật Đất đai năm 2013;
–
Mục lục bài viết
1. Điều kiện được hỗ trợ về đất nông nghiệp:
Trên cơ sở quy định về việc thu hồi đất do Nhà nước thực hiện thì pháp luật Đất đai năm 2013 cũng có quy định về khái niệm thu hồi đất còn có thể được xác định là hình thức mà nhà nước dùng để thu lại quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc việc thu hồi đất này nhằm mục đích ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng đất mà pháp luật đất đai quy định.
Tuy nhiên, pháp luật quy định về việc thu hồi đất là như vậy nhưng không phải trường hợp nào Nhà nước cũng có thể tự lấy đất từ phía người sử dụng đất đó là những hộ gia đình, cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền sử dụng đất trước đó. Đối với hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm, điều kiện được hỗ trợ theo Điều 84 Luật Đất đai 2013 gồm: trực tiếp sản xuất nông nghiệp (có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường), bị thu hồi đất và không được bồi thường bằng đất.
Cơ quan thẩm quyền ban hành mức hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Do vậy, bạn cần đối chiếu với quy định của UB tỉnh để biết mức cụ thể mà bạn được hưởng, trường hợp bạn gặp khó khăn, vui lòng liên hệ với luật sư theo số 1900.6568 để được cung cấp địa chỉ giúp chúng tôi biết hiện bạn đang ở tỉnh nào mới có thể tìm hiểu quy định về mức hỗ trợ do Ủy ban nhân dân tỉnh đó ban hành.
Ngoài ra, nếu bạn đủ điều kiện được hưởng hỗ trợ thì bạn sẽ được hưởng thêm khoản hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất theo quy định sau đây.
2. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm khi thu hồi đất:
Tại Khoản 1 Điều 84 Luật đất đai 2013 quy định:
“Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồi thường thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm.
Trường hợp người được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm trong độ tuổi lao động có nhu cầu được đào tạo nghề thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề; được tư vấn hỗ trợ tìm kiếm việc làm, vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh.“
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 75 Luật Đất đai thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét hỗ trợ phù hợp với thực tế của địa phương; trường hợp đặc biệt trình Thủ tướng Chính phủ quyết định
Diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương theo quy định tại Điều 129 của Luật đất đai; mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ điều kiện thực tế của địa phương.
Hướng dẫn cụ thể nội dung này, Điều 20
“Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 19 của Nghị định 47/2014/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp thu hồi còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm theo quy định sau đây:
a) Hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương;
b) Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ điều kiện thực tế của địa phương. “
Khoản 2, Điều 20 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP cũng xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan khi thực hiện hỗ trợ trong trường hợp này. Theo đó: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người thu hồi đất nông nghiệp.
Tại khoản 3 Điều 20 Nghị định 47/2014/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất quy định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ cơ chế, chính sách giải quyết việc làm đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định, chỉ đạo việc lập và tổ chức thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người trong độ tuổi lao động tại địa phương; phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm được lập và phê duyệt đồng thời với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; trong quá trình lập phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm phải lấy ý kiến của người thu hồi đất.
Như vậy, chính sách về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đã được Chính phủ quy định cơ bản đầy đủ và bảo đảm tạo việc làm cho người có đất nông nghiệp thu hồi.
3. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất:
Đối tượng hưởng:
– Được giao đất theo các quy định của pháp luật, chính sách của nhà nước qua từng thời kỳ.
– Là nhân khẩu nông nghiệp trong hộ gia đình.
– Là đối tượng được giao đất nông nghiệp nhưng chưa được giao và đang sử dụng đất nông nghiệp do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho, khai hoang và được UB xã xác nhận đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
– Cán bộ, công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp được giao khoán đất cho mục đích sản xuất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Điều kiện hưởng:
– Đã được cấp giấy chứng nhận hoặc chưa nhưng đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận.
– Là người thuê đất thì phải có hợp đồng giao khoán hoặc hợp đồng thuê.
Chế độ hưởng:
– Nếu bị thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng.
– Đối với trường hợp thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng;
– Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 01 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.
Các khoản được hưởng:
– Hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp.
– Hỗ trợ bằng tiền đối với hộ gia đình, cá nhân được giao khoán.
Như vậy, có thể thấy rằng việc Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất của người dân để phục vụ cho các mục đích về kinh tế, an ninh quốc phòng, nhằm mục đích phát triển xã hội thì sau khi thực hiện việc thu hồi thì cần phải thực hiện các công việc đến đù cho cá nhân, hộ gia đình có đất bị thôi hồi một phần đất khác để họ có nơi ở và lao động sản xuất nuôi sống được bản thân, gia đình. Bên cạnh đó nếu trong trường hợp mà Nhà nước không thể bồi thường được phần đất khác đối với đất ở thì phải bồi thường bằng tiền, còn đối với phần đất là đất nông nghiệp thì ngoài việc bồi thường bằng một số tiền nhất định Nhà nước phải cho những người sử dụng đất này đi học nghê và tạo công ăn việc làm cho họ. Tuy nhiên, khi thực hiện việc bồi thường này thì Nhà nước sẽ dựa trên đối tượng được hưởng bồi thường, điều kiện bồi thưởng, chế độ hưởng bồi thượng, các khoản được hưởng,… theo như quy định của pháp luật hiện hành đã được tác giả nêu ra ở trên.