Thuật ngữ “hộ tịch” là một thuật ngữ quen thuộc đối với mỗi cá nhân để chỉ những quyền lợi cơ bản cũng như các sự kiện hợp pháp của công dân. Việc đăng ký hộ tịch được xác định là nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền.
Mục lục bài viết
1. Hộ tịch là gì?
Điều 2 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định:
1. Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật này, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết.
2. Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.
Hộ tịch là một khái niệm tập hợp rất nhiều sự kiện hộ tịch và theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Hộ tịch năm 2014 thì Hộ tịch là những sự kiện hộ tịch như: khai sinh, kết hôn, nhận cha mẹ, con, thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch, khai tử.
Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.
Mục đích chính của đăng ký hộ tịch là để tạo ra hệ thống pháp luật (văn bản pháp luật thậm chí là văn bản quy phạm pháp luật) được sử dụng để thiết lập và bảo vệ các quyền dân sự của cá nhân. Mục đích thứ hai là tạo ra một nguồn dữ liệu cho việc biên soạn các số liệu thống kê quan trọng, phục vụ cho hoạt động thống kê dân số của nhà nước.
Mục đích quản lý hộ tịch là công việc thường xuyên của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện để theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, để từ đó góp phần tạo cơ sở xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, ….
Hộ tịch trong tiếng anh được dịch là Civil Status
2. Quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch tại Việt Nam:
Việc đăng ký hộ tịch đã tạo cơ sở pháp lý bảo đảm một số quyền nhân thân cơ bản của cá nhân (như quyền đối với họ tên, quyền thay đổi họ tên, quyền xác định dân tộc, quyền được khai sinh, quyền kết hôn… đã được ghi nhận trong Bộ Luật Dân sự). Thông qua việc đăng ký khai sinh đã bảo đảm quyền được khai sinh, một trong những quyền quan trọng đầu tiên của trẻ em theo tuyên bố tại Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em:
“Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi sinh ra và có quyền ngay từ khi ra đời, có họ tên, có quốc tịch và trong chừng mực có thể, quyền được biết cha mẹ mình là ai và được chính cha mẹ mình chăm sóc”; Tuy nhiên, quyền được khai sinh không phải là quyền riêng có của trẻ em mà là quyền của bất cứ cá nhân nào; theo quy định của Bộ Luật Dân sự thì việc bảo đảm quyền đăng ký hộ tịch cũng đồng nghĩa với việc bảo đảm quyền nhân thân cơ bản của mỗi cá nhân.
Theo
Khái niệm về đăng ký hộ tịch tiếp tục được ghi nhận ở Nghị định số 83/1998/NĐCP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch: “Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
– Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi họ, tên, chữ đệm; cải chính họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; xác định lại dân tộc; đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn; đăng ký lại các việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi;
– Căn cứ vào quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ đăng ký hộ tịch các việc về ly hôn, xác định cha, mẹ, con, thay đổi quốc tịch, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, hủy hôn nhân trái pháp luật, hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc những sự kiện khác theo qui định của pháp luật”.
Nhưng đến Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luật dân sự năm 2015 thì không qui định khái niệm này, tách riêng ra theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. Ở Nghị định 83/1998/NĐ-CP, các nhà làm luật sử dụng phương pháp liệt kê khá chi tiết các sự kiện hộ tịch, làm cho Điều Khoản trong Nghị định trở nên dài dòng và khái niệm về đăng ký hộ tịch tiếp tục được ghi nhận lại ở
Hiện nay, hệ thống cơ quan quản lý hộ tịch ở nước ta được tổ chức theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Theo đó, tương ứng với mỗi cơ quan quản lý có thẩm quyền chung của một cấp hành chính có một cơ quan chuyên ngành cùng cấp có nhiệm vụ giúp cơ quan quản lý có thẩm quyền chung đó thực hiện việc quản lý hộ tịch. Quản lý hộ tịch là một nội dung quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hành chính tư pháp.
Những cơ quan có thẩm quyền trong quản lý hộ tịch gồm có: Chính phủ – cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước ta; Bộ Tư pháp; Bộ ngoại giao; Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của việt nam ở nước ngoài; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Phòng Tư pháp; Ủy ban nhân dân cấp xã và công chức tư pháp hộ tịch. Vì vậy, quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính quyền các cấp, nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, đồng thời góp phần xây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và dân số, kế hoạch hóa gia đình.
3. Vai trò của quản lý hộ tịch:
Nếu như hoạt động quản lý dân cư được coi là nội dung quan trọng hàng đầu trong tổng thể hoạt động quản lý xã hội thì quản lý hộ tịch, với các lợi ích của nó được coi là khâu nằm ở vị trí trung tâm của hoạt động quản lý dân cư. Mặt khác, hoạt động quản lý hộ tịch là lĩnh vực thể hiện sâu sắc chức năng xã hội của Nhà nước, bởi các lý do sau:
Thứ nhất, quản lý hộ tịch là cơ sở để Nhà nước hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,…và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách đó. Thông tin về hộ tịch ngày càng đầy đủ, chính xác, kịp thời sẽ là nguồn tài sản thông tin hết sức quý giá hỗ trợ đắc lực cho việc hoạch định các chính sách xã hội một cách chính xác, có tính khả thi, tiết kiệm chi phí xã hội.
Thứ hai, hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch thể hiện tập trung nhất, sự tôn trọng của Nhà nước đối với việc thực hiện một số quyền nhân thân cơ bản của công dân như: quyền đối với họ và tên, quyền thay đổi họ tên, quyền xác định dân tộc, quyền được khai sinh, quyền được khai tử, quyền kết hôn, quyền ly hôn, quyền được nuôi con nuôi và được nhận làm con nuôi, quyền đối với quốc tịch…đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992, Bộ luật dân sự năm 1995 và đến Bộ luật dân sự năm 2005 tiếp tục khẳng định lại. Ở phương diện này, một mặt, đăng ký hộ tịch chính là để người dân thực hiện, hưởng thụ các quyền nhân thân đó, mặt khác, các thông tin về căn cước của mỗi cá nhân thể hiện trên giấy tờ hộ tịch (giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn…) là sự khẳng định có giá trị pháp lý về đặc điểm nhân thân của mỗi người, mà qua đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thể đánh giá người đó có hoặc không có khả năng, điều kiện tham gia vào các quan hệ pháp luật nhất định.
Thứ ba, quản lý hộ tịch có vai trò to lớn đối với việc đảm bảo trật tự xã hội. Một hệ thống hộ tịch chính xác, đầy đủ sẽ giúp cho việc truy nguyên nguồn gốc cá nhân được thực hiện một cách dễ dàng. Các giấy tờ về hộ tịch được thực hiện theo thủ tục chặt chẽ có giá trị là sự khẳng định chính thức của Nhà nước về vị thế của một cá nhân trong gia đình và xã hội. Điều này càng có ý nghĩa hơn trong hoạt động tư pháp, khi cần xác định năng lực hành vi và năng lực pháp luật của một cá nhân, các cơ quan tiến hành tố tụng luôn cần đến Giấy khai sinh của cá nhân đó bởi Giấy khai sinh thể hiện đầy đủ thông tin về cá nhân như: ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, dân tộc, quốc tịch, họ tên cha mẹ, nghề nghiệp cha mẹ….của cá nhân đó. Từ sự phân tích trên cho thấy, sự cần thiết của công tác đăng ký và quản lý hộ tịch có ý nghĩa rất quan trọng cho việc phát triển các mặt đời sống xã hội của một quốc gia. Để từ đó xây dựng nên một hệ thống quản lý hộ tịch thật hiệu quả nhằm phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nước ta hiện nay.
4. Thực trạng công tác đăng ký, quản lý hộ tịch:
Trong quá trình thực hiện công tác đăng ký, quản lý hộ tịch vẫn còn gặp một số khó khăn, tồn tại nhất định cụ thể như: Tình trạng đăng ký quá hạn ở lĩnh vực đăng ký khai sinh vẫn còn xảy ra ở một số đơn vị do nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về hộ tịch của cán bộ và nhân dân còn có hạn chế. Việc sử dụng phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp còn gặp nhiều vướng mắc như: Thiếu nhiều trường thông tin khi nhập dữ liệu dẫn đến các tờ khai khi in ra bị thiếu thông tin. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về công tác đăng ký, quản lý hộ tịch tương đối đầy đủ nhưng một số nội dung chưa quy định chi tiết, gây khó khăn cho cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện…
Kết luận: Đăng ký và quản lý hộ tịch là các nội dung quan trọng của công tác quản lý dân cư của Nhà nước. Việc đăng ký hộ tịch là công việc giúp cho công dân có các giấy tờ xác nhận của Nhà nước về hộ tịch, trên cơ sở đó Nhà nước có trách nhiệm bảo hộ các quan hệ đó.