Pháp luật nước ta luôn đặt ra giới hạn nhất định về độ cao tiêu chuẩn của một công trình. Vậy câu hỏi đặt ra: Hồ sơ và thủ tục đề nghị chấp thuận cao công trình được ghi nhận như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ và thủ tục đề nghị chấp thuận độ cao công trình:
1.1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận độ cao công trình:
Nhìn chung thì có thể thấy, pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về vấn đề chấp thuận độ cao của công trình. Độ cao của công trình còn phải tùy thuộc vào từng địa hình và tùy thuộc vào từng vùng miền khác nhau, vì thế cho nên pháp luật cũng có những quy định không giống nhau về các loại độ cao của công trình. Trong quá trình xây dựng và quy hoạch hóa đô thị, thì chiều cao của công trình đóng vai trò vô cùng quan trọng, điều này được thể hiện cụ thể trong bản vẽ thiết kế của các công trình. Nhìn chung thì theo quy định của pháp luật hiện nay, vấn đề quản lý độ cao của công trình hiện tại được quy định ở Điều 8 của
– Các bộ ban ngành và cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trước khi tiến hành hoạt động phê duyệt đồ án quy hoạch chung cũng như đồ án quy hoạch chi tiết về việc xây dựng các khu đô thị, xây dựng các khu nhà ở cao tầng hoặc các khu hạ tầng kĩ thuật công nghiệp, trong đó bao gồm cả việc xây dựng các khu kinh tế và các khu đặc thù, các khu công nghệ cao theo đúng quy định của pháp luật thì phải có văn bản lấy ý kiến của chủ thể có thẩm quyền đó là Bộ tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm mục đích thống nhất về mặt quản lý độ cao của công trình. Văn bản lấy ý kiến của chủ thể có thẩm quyền đó là Bộ tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam cần phải được tiến hành và thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định;
– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng ở địa phương sẽ cần phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về độ cao công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Vì thế có thể nói, độ cao của công trình là một trong những vấn đề được pháp luật Việt Nam quan tâm từ trước đến nay. Trong quá trình thực hiện thủ tục đề nghị chấp thuận độ cao công trình thì hồ sơ đề nghị đóng vai trò vô cùng quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 32/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam, nhìn chung một bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận độ cao công trình sẽ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau đây:
– Văn bản đề nghị chấp thuận độ cao công trình được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, được soạn theo mẫu phù hợp về mặt nội dung và mặt hình thức, cụ thể đó là mẫu số 01-ĐNCTĐC (đối với tổ chức) và Mẫu số 02-ĐNCTĐC (đối với cá nhân) tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 32/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam;
– Bản sao của tờ bản đồ hoặc sơ đồ không gian, sơ đồ vị trí khu vực nhằm tiến hành hoạt động xây dựng công trình có đánh dấu vị trí xây dựng công trình một cách rõ nét;
– Ngoài ra thì còn có thể kèm thêm bản sao của một trong những loại giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, chứng minh về quyền quản lý và quyền sử dụng công trình, nhà ở theo đúng quy định của pháp luật.
1.2. Thủ tục đề nghị chấp thuận độ cao công trình:
Nhìn chung thì có thể thấy, thủ tục đề nghị chấp thuận độ cao công trình sẽ trải qua những giai đoạn cơ bản sau đây;
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ bao gồm một số giấy tờ cơ bản nêu trên để tiến hành nổ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Cục tác chiến – Bộ tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bước 2: Sau khi nhận được bộ hồ sơ thì Cục tác chiến – Bộ tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiến hành xem xét và phê duyệt. Nếu Như trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thì theo thời hạn luật định đó là 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cần phải có văn bản thông báo cho các chủ thể đề nghị chấp thuận độ cao công trình để các chủ thể này tiến hành hoạt động bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 3: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm kiểm tra và thẩm định các hồ sơ và giấy tờ tài liệu khác có liên quan, ngoài ra còn có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận gửi đến các chủ thể đề nghị chấp thuận độ cao công trình. Đồng thời thì tiến hành hoạt động thông báo đến các cơ quan cấp phép xây dựng của địa phương, thông báo đến Cục hàng không Việt Nam, thông báo đến Tổng công ty quản lý bay Việt Nam, thông báo đến Cảng vụ hàng không khu vực, cùng các cơ quan và đơn vị liên quan khác. Cụ thể như sau:
– Trong thời hạn 20 ngày làm việc đối với các dự án thuộc khu vực kinh tế hoặc các khu vực đặc thù, bao gồm cả các dự án nằm trong khu vực công nghệ cao;
– Trong thời hạn 30 ngày làm việc đối với những dự án cáp treo hoặc các dự án để lắp đặt các đường dây tải điện hoặc đường dây điện cao thế có chiều dài dưới 100km, áp dụng đối với các hệ thống trạm phát thu và trạm phát sóng vô tuyến, với số lượng từ 10 đến 50 trạm theo đúng quy định của pháp luật;
– Trong thời hạn 45 ngày làm việc đối với các dự án đường dây tải điện cao thế có chiều dài trên 100km, áp dụng đối với các hệ thống trạm thu và hệ thống các trạm phát sóng vô tuyến với số lượng trên 50 trạm phát sóng;
– Ngoài ra đối với trường hợp không chấp thuận về độ cao của công trình, thì theo quy định của pháp luật hiện nay cụ thể là 10 ngày được tính kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục tác chiến – Bộ tổng tham mưu cần phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho các chủ thể có đơn đề nghị yêu cầu chấp thuận độ cao công trình, để các chủ thể này biết.
Bước 4: Cơ quan cấp phép xây dựng hoặc các chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình đến nhận kết quả thông qua đường bưu điện hoặc nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan có thẩm quyền.
2. Điều kiện để được chấp thuận về quản lý độ cao công trình:
Nhìn chung thì có thể thấy, Để được chấp thuận về quản lý độ cao công trình thì cần phải đáp ứng được một số điều kiện sau đây:
Thứ nhất, việc chấp thuận về quản lý độ cao công trình xây dựng sẽ được thực hiện với một số công trình có mật độ như sau:
– Các công trình có độ cao vượt lên khỏi quy hoạch các bề mặt dưới hạn chướng ngại vật của sân bay hoặc những công trình khác nằm trong các khu vực thuộc vùng phụ cận sân bay có độ cao tối thiểu từ bốn 5m trở lên so với mức cao hiện tại của sân bay;
– Các công trình có chiều cao vượt lên trên khỏi khu vực bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không đã được công bố theo đúng quy định của pháp luật hoặc các công trình cao từ bốn 5m trở lên so với mặt đất tự nhiên, nằm ngoài các khu vực, nằm ngoài các dự án khu đô thị, không gian đã được các bộ ban ngành thống nhất với chủ thể có thẩm quyền đó là Bộ tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam về độ cao theo đúng quy định của pháp luật tại Nghị định 32/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam;
– Hệ thống các cột treo đèn chiếu sáng ở các khu vực tỉnh không đấu vào hệ thống điện của các sân bay, các tuyến đường dây tải điện cao thế hoặc các tuyến đường cáp treo, các trạm thu và các trạm phát sóng vô tuyến, cùng với đó là các trạng công trình điện gió, bao gồm cả các công trình nằm trong phạm vi ảnh hưởng và tiếp giáp với các khu vực bố trí trận địa quản lý, các công trình nằm trong khu vực bảo vệ vùng trời và các đài vô tuyến điện hàng không hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật.
Thứ hai, để được chấp thuận về quản lý độ cao của công trình thì cần phải được tiến hành bởi chủ thể có thẩm quyền. Nhìn chung thì thẩm quyền phê duyệt quy hoạch sẽ thuộc về các chủ thể sau:
– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt quy hoạch hệ thống sân bay chuyên dùng, bãi cất hạ cánh trên mặt đất, mặt nước, công trình nhân tạo và quy hoạch trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời;
– Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam theo quy định hiện nay có thẩm quyền ban hành quy hoạch các bề mặt tĩnh không cơ bản của sân bay quân sự, sân bay dân dụng, sân bay dùng chung, khu vực bay đặc biệt để làm cơ sở cho chủ thể có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, đơn vị khi quy hoạch không gian đô thị, khu nhà ở cao tầng, khu hạ kỹ thuật công nghiệp bảo đảm thực hiện đúng về quản lý độ cao công trình theo quy định của pháp luật.
3. Tại sao nhà nước phải đặt ra yêu cầu về việc quản lý độ cao công trình?
Theo như phân tích ở trên thì có thể thấy, quá trình nhà nước đặt ra yêu cầu về vấn đề quản lý độ cao công trình đóng vai trò vô cùng quan trọng. Như chúng ta đã biết thì hoạt động thi công công trình xây dựng luôn đặt vấn đề quản lý độ cao lên hàng đầu. Có thể thấy rằng, chất lượng trong quá trình quản lý độ cao của công trình là điều mà bất cứ một ai trong chúng ta đều có thể dựa vào đó để đánh giá độ uy tín, tin dùng của công trình và các chủ đầu tư. Vì thế cho nên, có thể đưa ra một số lý do khiến cho nhà nước phải đặt ra yêu cầu về việc quản lý độ cao của công trình, cụ thể như sau:
Quy định về quản lý độ cao của công trình sẽ giúp cho nhà nước tăng cường chức năng và vai trò của mình trong quá trình thi công một công trình nhất định, tránh những sai phạm của các chủ đầu tư và tránh những hậu quả không đáng có xảy ra;
Quy định về chiều cao của công trình còn đảm bảo sự phù hợp và hài hòa đối với yếu tố thời tiết và khí hậu của từng vùng miền. Đối với những tỉnh thành phố ở miền Bắc thì có hai mùa đó là mùa hè và mùa đông, thường xuyên phải sử dụng điều hòa với nhiệt độ cao, vì thế cho nên độ cao của công trình sẽ giúp cho các chủ thể tiết kiệm năng lượng điện, đồng thời vẫn đảm bảo không gian ấm cúng trong mùa đông, và thoáng đãng vào mùa hè;
Quản lý chặt chẽ về độ cao của công trình là một trong những yếu tố để kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng, bảo trì và bảo dưỡng công trình đó. Và đặc biệt là, quản lý độ cao của công trình cũng là một trong những yếu tố khiến cho ngôi nhà vừa đảm bảo tính an toàn và vừa đảm bảo tính thẩm mỹ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 32/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam.