Biện pháp chống trợ cấp là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước. Vậy hồ sơ, thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp:
Căn cứ Điều 29 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định biện pháp phòng vệ thương mại quy định về hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp, Điều này quy định hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp bao gồm những giấy tờ sau:
– Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp: Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp gồm có các nội dung sau đây:
+ Tên, địa chỉ và các thông tin cần thiết khác của tổ chức, cá nhân đại diện ngành sản xuất trong nước;
+ Thông tin, số liệu, chứng cứ để xác định đại diện ngành sản xuất trong nước, bao gồm là danh sách các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự; khối lượng, số lượng của hàng hóa tương tự mà các tổ chức, cá nhân nêu trên sản xuất;
+ Tên, địa chỉ của những tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự ủng hộ hoặc phản đối vụ việc;
+ Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp, bao gồm có tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; những đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; các tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa theo như Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo như biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
+ Thông tin mô tả về hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước bao gồm có tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; những đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; các mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam;
+ Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu trong thời kỳ 12 tháng trước khi mà nộp Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
+ Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước trong thời kỳ 12 tháng trước khi mà nộp Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp, trừ trường hợp ngành sản xuất trong nước hoạt động ít hơn 12 tháng;
+ Thông tin, bằng chứng về trợ cấp của nước ngoài, bao gồm có sự tồn tại của trợ cấp; nước bị cáo buộc thực hiện trợ cấp; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nước ngoài mà bị cáo buộc nhận trợ cấp; hình thức và chính sách trợ cấp; số lượng, khối lượng và giá trị của trợ cấp;
+ Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại đáng kể hoặc là đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước;
+ Thông tin, số liệu, chứng cứ về mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa và các thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc là ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước;
+ Các yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.
– Những giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp.
2. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp:
Căn cứ Điều 30 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định biện pháp phòng vệ thương mại thì thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp được thực hiện qua các bước sau:
2.1. Nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp:
Tổ chức, cá nhân đại diện hợp pháp cho ngành sản xuất trong nước có yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp sau khi đã chuẩn bị bộ hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp đã nêu ở mục trên thì thực hiện gửi đến cho Cơ quan điều tra.
2.2. Giải quyết hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp:
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp, Cơ quan điều tra phải thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ, hợp lệ của Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp. Nếu như hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp chưa đầy đủ, hợp lệ thì Cơ quan điều tra phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp để bổ sung.
– Thời hạn để bổ sung Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp do Cơ quan điều tra quy định nhưng sẽ không được ít hơn 30 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơyêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp.
2.3. Thẩm định hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp:
– Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày đã có thông báo hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp hợp lệ, căn cứ vào kiến nghị của Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại (sau đây được gọi là Cơ quan điều tra), Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc điều tra hoặc là không điều tra. Trường hợp đặc biệt, việc ban hành quyết định có thể được gia hạn một lần nhưng không quá 30 ngày.
– Nội dung thẩm định Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp bao gồm có:
+ Xác định tư cách đại diện hợp pháp cho ngành sản xuất trong nước của tổ chức, cá nhân có nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp theo quy định của pháp luật. Khoản 2 Điều 87 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp được coi là một đại diện cho ngành sản xuất trong nước khi có đủ các điều kiện sau đây:
++ Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của những nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và những nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp phải lớn hơn về tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của những nhà sản xuất trong nước phản đối việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp;
++ Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của những nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và những nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp chiếm ít nhất là 25% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của ngành sản xuất trong nước.
+ Xác định chứng cứ về việc bán phá giá, trợ cấp của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc là đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc là ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước.
2.4. Quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp:
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp bao gồm có các nội dung chính như sau:
– Mô tả chi tiết hàng hóa nhập khẩu bị điều tra, mã số hàng hóa theo như Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo như biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
– Thông tin về những tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp
– Tóm tắt các thông tin về việc trợ cấp của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc là đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc là ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước;
– Trình tự và thủ tục điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định biện pháp phòng vệ thương mại.
– Luật Quản lý ngoại thương 2017.
THAM KHẢO THÊM: