Hồ sơ thủ tục xác nhận, công nhận và truy tặng Liệt sỹ. Để được xác nhận là liệt sỹ, công nhận là liệt sỹ cần phải làm thủ tục gì? Hồ sơ thủ tục yêu cầu truy tặng Liệt sỹ?
Cơ sở pháp lý
Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005
Giải quyết vấn đề:
Với truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn đề cao và làm tốt các công tác với những người có công với cách mạng, những người đã hy sinh vì nền độc lập của nước nhà. Việc ban hành nhiều chủ trương, chính sách cho các đối tượng thương binh, bệnh binh, đặc biệt là liệt sỹ và gia đình liệt sỹ đã góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc,đảm bảo định hướng xã hội. Tuy nhiên để được công nhận và hưởng các chính sách từ nhà nước thì các đối tượng trên cần phải đáp ứng những điều kiện theo quy định của pháp luật. Trong đó, việc công nhận là liệt sĩ cũng là một trong những nội dung được pháp luật quy định rất cụ thể về thủ tục hồ sơ xác nhận, công nhận và truy tặng liệt sĩ
Mục lục bài viết
Thứ nhất, khái niệm liệt sỹ
– Liệt sỹ: Theo Pháp lệnh của người có công với cách mạng 2005 Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” thuộc một trong các trường hợp theo quy định của pháp luật
– Điều kiện để được công nhận là liệt sỹ là những yêu cầu cần phải đáp ứng về căn cứ công nhận liệt sĩ và hồ sơ khi cơ quan có thẩm quyền muốn công nhận một cá nhân là liệt sỹ được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật
Thứ hai, những đối tượng được xác nhận là Liệt sĩ
Căn cứ vào Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành thì những người được xem là liệt sĩ là những người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” thuộc một trong các trường hợp sau đây: Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch; Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh; Làm nghĩa vụ quốc tế; Đấu tranh chống tội phạm; Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; Do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao; Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm; Thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh quy định Pháp lệnh chết vì vết thương tái phát;
Thứ ba, thủ tục xác nhận, công nhận và truy tặng Liệt sỹ
Đối với trường hợp xác nhận, công nhận, truy tặng Liệt sỹ thì cần thực hiện những thủ tục như sau:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ xin xác nhận liệt sĩ:
– Giấy báo tử (Mẫu LS1 ban hành theo thông tư 15/2013/TT-BLĐTBXH)
– Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy báo tử căn cứ tại điều 4 Thông tư 15/2013/TT-BLĐTBXH bao gồm những giấy tờ như sau:
-Trong trường hợp chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu;
Giấy xác nhận trường hợp hy sinh của cơ quan, đơn vị đối với những người hy sinh là quân nhân, công nhân viên quốc phòng do Thủ trưởng cấp tiểu đoàn hoặc cấp tương đương xác nhận; người hy sinh là công an nhân dân do Trưởng công an cấp huyện hoặc cấp tương đương xác nhận; người hy sinh thuộc các cơ quan trung ương do Thủ trưởng cấp vụ hoặc cấp tương đương xác nhận; người hy sinh thuộc vào các trường hợp khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
-Trong trường hợp làm nghĩa vụ quốc tế mà bị chết trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc bị thương, bị bệnh phải đưa về nước điều trị và chết trong khi đang điều trị thì cần phải có: Quyết định đi làm nghĩa vụ quốc tế do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp; Giấy xác nhận trường hợp hy sinh do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cấp.
Trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự phải có một trong các giấy tờ sau: Kết luận của cơ quan điều tra; trường hợp không xác định được đối tượng phạm tội phải có quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án; Trường hợp đối tượng phạm tội bỏ trốn hoặc không xác định được nơi đối tượng cư trú phải có quyết định truy nã bị can; Trường hợp án kéo dài phải có quyết định gia hạn điều tra.
Trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc đã chết phải có một trong các giấy tờ sau: Quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ điều tra vụ án.
– Trường hợp hy sinh dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh; phải có biên bản xảy ra sự việc do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh lập.
-Trường hợp hy sinh dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; phải có biên bản xảy ra sự việc do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc lập.
– Trường hợp hy sinh do ốm đau, tai nạn trong khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; phải có giấy xác nhận trường hợp hy sinh và giấy xác nhận làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cấp.
– Trường hợp hy sinh khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao phải có: Quyết định hoặc văn bản giao nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp; Biên bản xảy ra sự việc do Thủ trưởng đoàn (đội) quy tập lập
– Trường hợp chết của Thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên phải có giấy xác nhận chết do vết thương tái phát của cơ sở y tế kèm hồ sơ thương binh;Thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% phải có Bệnh án điều trị (bản sao) và biên bản kiểm thảo tử vong do vết thương tái phát của Giám đốc bệnh viện cấp huyện trở lên kèm hồ sơ thương binh.
– Trường hợp mất tin, mất tích theo quy định phải có phiếu xác minh (Mẫu LS2) của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an.
– Trường hợp chết quy định trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai, phải có: Biên bản xảy ra sự việc của cơ quan, đơn vị trực tiếp tổ chức huấn luyện, diễn tập kèm bản sao kế hoạch hoặc văn bản chỉ đạo có liên quan của cấp có thẩm quyền; Quyết định giao nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
– Những trường hợp hy sinh từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước đã được ghi là liệt sĩ trong Giấy báo tử trận; Huân chương; Huy chương; Giấy chứng nhận đeo Huân chương; Giấy chứng nhận đeo Huy chương; Bảng vàng danh dự; Bảng gia đình vẻ vang; danh sách liệt sĩ lưu trữ tại các trung đoàn và tương đương trở lên; lịch sử Đảng bộ cấp xã trở lên được các cơ quan Đảng có thẩm quyền thẩm định và đã xuất bản; báo cáo hàng năm từ trước năm 1995 của các cấp ủy đảng được lưu giữ tại cơ quan có thẩm quyền của Đảng.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh có trách nhiệm xác lập, hoàn thiện các giấy tờ gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử . Trong trường hợp mất tin, mất tích thì đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng có trách nhiệm làm đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ (Mẫu LS3) kèm các giấy tờ gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử theo quy định
Cơ quan có thẩm quyền sau khi xem xét hồ sơ xác nhận hồ sơ chưa đầy đủ thì thông báo và hướng dẫn cho cá nhân, tổ chức bổ sung. Nếu như hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì c ơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm: Kiểm tra, xác minh, cấp giấy báo tử và chuyển hồ sơ xác nhận liệt sĩ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Bước 3. Sau khi nhận được hồ sơ từ cấp dưới thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra và có văn bản đề nghị kèm hồ sơ gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để thẩm định.
Bước 4. Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ từ Uỷ ban nhân dân tỉnh thì Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, lập tờ trình và danh sách kèm theo trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” , trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận Bằng “Tổ quốc ghi công”, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chuyển hồ sơ kèm Bằng “Tổ quốc ghi công” đến cơ quan đề nghị thẩm định để trả về cơ quan, đơn vị cấp giấy báo tử.
Bước 5 Sau khi nhận được bằng ” Tổ quốc ghi công” và hồ sơ Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy báo tử trong thời gian 15 ngày, đồng thời có trách nhiệm thông báo cho thân nhân liệt sĩ và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thân nhân liệt sĩ cư trú tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ, trao Bằng “Tổ quốc ghi công”. Sau đó tiến hành bàn giao hồ sơ xác nhận liệt sĩ về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi gia đình liệt sĩ cư trú để thực hiện chế độ.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Ông chú tôi là Nguyễn Hữu Bình đã có mộ ghi liệt sỹ Nguyễn Hữu Bình sinh năm 1955 quê quán Đông Anh – Hà Nội hy sinh ngày 18 – 5 -1982 đơn vị C5 E1 F9 đã được quay tập tại nghĩa trang Hồ Chí Minh chúng tôi cần làm giấy tờ gì để xác manh chú tôi là liệt sỹ?
Luật sư tư vấn:
Điều 11
“1. Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;
b) Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;
c) Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh;
d) Làm nghĩa vụ quốc tế;
đ) Đấu tranh chống tội phạm;
e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;
g) Do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
h) Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;
i) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;
k) Thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 của Pháp lệnh này chết vì vết thương tái phát;
I) Người mất tin, mất tích trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản này.”
Điều 3 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định hồ sơ xác nhận liệt sĩ bao gồm:
+ Giấy báo tử (Mẫu LS1);
+ Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy báo tử.
Điều 5
– Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh có trách nhiệm xác lập, hoàn thiện các giấy tờ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Nghị định 31/2013/NĐ-CP.
Trường hợp mất tin, mất tích thì đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng có trách nhiệm làm đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ (Mẫu LS3) kèm các giấy tờ quy định tại Khoản 9 Điều 4 của Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Nghị định 31/2013/NĐ-CP.
– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm: Kiểm tra, xác minh, cấp giấy báo tử và chuyển hồ sơ xác nhận liệt sĩ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra và có văn bản đề nghị kèm hồ sơ gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để thẩm định.
– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
+ Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, lập tờ trình và danh sách kèm theo trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”;
+ Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận Bằng “Tổ quốc ghi công”, có trách nhiệm chuyển hồ sơ kèm Bằng “Tổ quốc ghi công” đến cơ quan đề nghị thẩm định để trả về cơ quan, đơn vị cấp giấy báo tử.
Luật sư
– Cơ quan, đơn vị cấp giấy báo tử trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận Bằng “Tổ quốc ghi công” và hồ sơ, có trách nhiệm thông báo cho thân nhân liệt sĩ và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thân nhân liệt sĩ cư trú tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ, trao Bằng “Tổ quốc ghi công”, sau đó bàn giao hồ sơ xác nhận liệt sĩ về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi gia đình liệt sĩ cư trú để thực hiện chế độ.
Như vậy, trong trường hợp của bạn phải đáp ứng được điều kiện và trình tự, thủ tục để công nhận là liệt sĩ nêu trên thì ông chú của bạn mới được công nhận là liệt sĩ.