Để hỗ trợ những gia đình có người thân qua đời, chế độ tử tuất được quy định trong hệ thống an sinh xã hội nhằm giúp đỡ về mặt tài chính và tinh thần cho những gia đình đó. Để được hưởng chế độ tử tuất, việc khám giám định và chuẩn bị hồ sơ là những công việc cần thực hiện.
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất:
1.1. Hồ sơ khám giám định chế độ tử tuất:
Căn cứ khoản 4 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT) quy định về hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất, cụ thể như sau:
– Hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất:
+ Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT;
+ Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau đây:
-
Tóm tắt hồ sơ bệnh án;
-
Đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
-
Phiếu kết quả cận lâm sàng;
-
Giấy ra viện;
-
Sổ khám bệnh;
-
Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
-
Phiếu khám bệnh;
-
Giấy xác nhận khuyết tật;
-
Biên bản giám định y khoa lần gần nhất đối với người đã được khám giám định.
+ Một trong các giấy tờ quy định lại điểm d khoản 1 Điều này.
Dẫn chiếu đến quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT) quy định về hồ sơ khám giám định lần đầu như sau:
Hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động: Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định tại Phụ lục 3 và Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Nếu người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú, cần cung cấp giấy tờ liên quan đến việc khám và điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương cần giám định.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật An toàn, Vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.
Theo đó, hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất bao gồm:
– Giấy đề nghị khám giám định.
– Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau đây:
+ Tóm tắt hồ sơ bệnh án;
+ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
+ Sổ khám bệnh;
+ Giấy ra viện;
+ Đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Phiếu khám bệnh;
+ Phiếu kết quả cận lâm sàng;
+ Giấy xác nhận khuyết tật;
+ Biên bản giám định y khoa lần gần nhất đối với người đã được khám giám định.
– Một trong các giấy tờ sau: bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án. Nếu người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú, cần có giấy tờ chứng minh việc khám và điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương cần giám định.
Đối với trường hợp thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, trong tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.
1.2. Thủ tục khám giám định chế độ tử tuất:
Căn cứ Mục 3 Phần 2 Phụ lục 1 Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực giám định y khoa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 2285/QĐ-BYT năm 2023 quy định trình tự thực hiện như sau:
– Bước 1: Thân nhân của người lao động có trách nhiệm lập và hoàn thiện hồ sơ khám giám định, sau đó gửi đến Hội đồng giám định y khoa (dựa trên khoản 2 Điều 11 Thông tư 56/2017/TT-BYT).
– Bước 2: Căn cứ vào hồ sơ của đối tượng giám định, cơ quan thường trực của Hội đồng giám định y khoa sẽ xem xét và tổ chức khám giám định theo thời gian quy định của pháp luật. Hội đồng giám định y khoa phải tổ chức khám giám định và ban hành biên bản giám định y khoa trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ. Nếu quá thời gian này mà chưa ban hành biên bản, cơ quan này phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do (dựa trên khoản 2 Điều 11 Thông tư 01/2023/TT-BYT, điểm d khoản 2 Điều 39 và khoản 3 Điều 166 Nghị định 131/2021/NĐ-CP).
2. Đối tượng nào thực hiện thủ tục hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất?
Theo Mục 3 Phần 2 Phụ lục 1 về thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực giám định y khoa, thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 2285/QĐ-BYT năm 2023, đối tượng thực hiện thủ tục hồ sơ khám giám định để hưởng chế độ tử tuất bao gồm:
– Công dân Việt Nam;
– Doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
– Người nước ngoài;
– Tổ chức nước ngoài;
– Cán bộ, công chức, viên chức;
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã);
– Hợp tác xã.
3. Cách ghi giấy đề nghị khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất:
Quyết định 2285/QĐ-BYT hướng dẫn ghi giấy đề nghị khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất như sau:
MẪU GIẤY GIỚI THIỆU ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH
(Kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/GGT | 1…., ngày …. tháng …. năm …… |
GIẤY GIỚI THIỆU
Kính gửi: Hội đồng Giám định y khoa2 …
… 3 … trân trọng giới thiệu:
Ông/ Bà:… Sinh ngày…. tháng… năm …
Chỗ ở hiện tại: …
CCCD/CMND/Hộ chiếu số: … Ngày cấp: … Nơi cấp: …
Số Sổ BHXH/Mã số BHXH: …4 …
Nghề/công việc …5 …
Điện thoại liên hệ: …
Là cán bộ/ nhân viên/ thân nhân của ….
Được cử đến Hội đồng Giám định y khoa …
để giám định mức suy giảm khả năng lao động:
Đề nghị giám định: …6 …
Loại hình giám định: …7 …
Nội dung giám định: …8 …
Đang hưởng chế độ: …9 …
Xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã10 | LÃNH ĐẠO CƠ QUAN/ĐƠN VỊ |
(1) Ghi số sổ bảo hiểm xã hội hoặc mã số bảo hiểm xã hội. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ thực hiện khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức thông báo sử dụng mã số này thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
(2) Xác nhận rõ có đang làm việc trong môi trường có yếu tố gây bệnh nghề nghiệp cần giám định hay không. Trường hợp là thân nhân của người lao động đề nghị giám định để hưởng trợ cấp tuất hàng tháng thì không cần khai báo nội dung nghề/công việc.
(3) Ghi rõ một trong các hình thức giám định: lần đầu, tái phát, lại, tổng hợp, hoặc phúc quyết.
(4) Xác định rõ mục đích giám định: tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, hưởng bảo hiểm xã hội một lần, hoặc hưởng
(5) Ghi rõ tên thương tật hoặc bệnh tật cần giám định theo các giấy tờ khám, điều trị thương tật, bệnh tật.
(6) Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể của lần giám định gần nhất (nếu có). Đối với giám định tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, ghi rõ tổn thương cơ thể, kể cả khi tỷ lệ tổn thương chưa đủ để hưởng chế độ.
(7) Chỉ áp dụng khi thân nhân của người lao động là người chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị giám định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 2285/QĐ-BYT năm 2023 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực giám định y khoa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Thông tư 18/2022/TT-BYT;
– Thông tư 18/2022/TT-BYT sửa đổi Thông tư 56/2017/TT-BYT hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
– Thông tư 56/2017/TT-BYT về hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
– Thông tư 01/2023/TT-BYT hướng dẫn hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
– Nghị định 131/2021/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
THAM KHẢO THÊM: