Có thể nói, nuôi trồng thuỷ sản là hoạt động đem con giống sau khi chọn lọc kĩ càng thả vào môi trường đã được chuẩn bị sẵn để nuôi trồng. Vậy hồ sơ và thủ tục điều chỉnh giấy phép nuôi trồng thủy sản được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục điều chỉnh giấy phép nuôi trồng thủy sản:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 67/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi (sửa đổi tại Nghị định 40/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi), có quy định cụ thể về giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi. Theo đó, giấy phép cấp cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi trong đó bao gồm cả hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Và căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Nghị định 67/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi (sửa đổi tại Nghị định 40/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi), có quy định cụ thể về trình tự và thủ tục cấp, gia hạn hoặc điều chỉnh nội dung giấy phép nuôi trồng thủy sản. Cụ thể như sau:
– Các tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép nuôi trồng thủy sản sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ để nộp đến cơ quan có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 67/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi (sửa đổi tại Nghị định 40/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi). Có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi thông qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp đề nghị gia hạn giấy phép thì sẽ cần phải nộp hồ sơ trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất là 45 ngày;
– Trong khoảng thời hạn 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ phải có trách nhiệm xem xét và kiểm tra hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ cần phải thông báo cho các chủ thể điều chỉnh nội dung giấy phép bổ sung hồ sơ, hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật;
– Thời hạn cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép nuôi trồng thuỷ sản sẽ được thực hiện như sau:
+ Đối với các hoạt động được quy định cụ thể tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 10 Điều 13 của Nghị định 67/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi (sửa đổi tại Nghị định 40/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi), thì trong khoảng thời hạn 15 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sẽ tổ chức hoạt động thẩm định hồ sơ, nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện thì sẽ cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung. Trong trường hợp không đáp ứng đầy đủ điều kiện thì sẽ cần phải thông báo lý do không cấp giấy phép;
+ Đối với các hoạt động được quy định cụ thể tại khoản 5 và khoản 7 Điều 13 của Nghị định 67/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi (sửa đổi tại Nghị định 40/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi), thì trong khoảng thời hạn 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sẽ tiến hành hoạt động tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện thì sẽ cấp giấy phép gia hạn và điều chỉnh nội dung. Trong trường hợp không đáp ứng đầy đủ điều kiện thì cần phải thông báo lý do không cấp giấy phép;
+ Đối với hoạt động được quy định cụ thể tại khoản 6, khoản 8 và khoản 9 Điều 13 của Nghị định 67/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi (sửa đổi tại Nghị định 40/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi), thì trong khoảng thời hạn 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sẽ tiến hành hoạt động thẩm định hồ sơ, nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện thì sẽ cấp giấy phép gia hạn và điều chỉnh nội dung. Trong trường hợp không đáp ứng đầy đủ điều kiện thì sẽ thông báo lý do không cấp giấy phép.
Như vậy có thể nói, thủ tục điều chỉnh giấy phép nuôi trồng thuỷ sản sẽ được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp này được xác định là Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 2: Tiếp nhận và xem xét hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ phải có trách nhiệm xem xét và kiểm tra hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ cần phải thông báo cho các tổ chức và cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 3: Thông báo kết quả, trong khoảng thời hạn 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sẽ tổ chức hoạt động thẩm định hồ sơ. Nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện thì sẽ cấp giấy phép điều chỉnh nội dung giấy phép nuôi trồng thủy sản. Trong trường hợp không đáp ứng đầy đủ điều kiện thì sẽ cần phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do chính đáng.
2. Hồ sơ điều chỉnh giấy phép nuôi trồng thủy sản:
Thành phần hồ sơ điều chỉnh giấy phép nuôi trồng thủy sản sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Nghị định 67/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi (sửa đổi tại Nghị định 40/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi), bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu như sau:
– Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép theo mẫu do pháp luật quy định. Hiện nay đang được sử dụng theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 67/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi (sửa đổi tại Nghị định 40/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi);
– Sơ đồ, bản đồ vị trí khu vực tiến hành hoạt động đề nghị gia hạn và điều chỉnh nội dung giấy phép nuôi trồng thủy sản;
– Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép nuôi trồng thuỷ sản được cấp bởi các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
– Văn bản lấy ý kiến của các tổ chức và cá nhân khai thác công trình thuỷ lợi về vấn đề thực hiện giấy phép, tình hình thực hiện giấy phép được cấp bởi các tổ chức và cá nhân có thẩm quyền;
– Đối với các dự án đầu tư trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi, hồ sơ đề nghị gia hạn và điều chỉnh nội dung giấy phép nuôi trồng thủy sản sẽ cần phải bổ sung các loại giấy tờ sau: bản sao của quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp có sự thay đổi về quy mô, công suất, thông số chủ yếu của các hoạt động được cấp phép thì cần phải bổ sung thêm bản sao quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, bản sao của báo cáo đánh giá tác động trong lĩnh vực môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, bản sao thông báo thẩm định về thiết kế cơ sở, bản vẽ thiết kế của các dự án điều chỉnh.
Theo đó thì có thể nói, hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép nơi trồng thủy sản trong phạm vi bảo vệ các công trình thuỷ lợi trắc ẩn, bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu nêu trên. Ngoài ra, còn có thể bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
3. Cơ quan chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép nuôi trồng thủy sản:
Các tổ chức, cá nhân đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép nuôi trồng thuỷ sản có thể gửi hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 67/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi (sửa đổi tại Nghị định 40/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi), có quy định cụ thể về cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ. Cụ thể như sau:
– Cục thuỷ lợi thuộc Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn;
– Sở nông nghiệp phát triển và nông thôn là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuật thẩm quyền cấp giấy phép của cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy có thể nói, cơ quan chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép nuôi trồng thuỷ sản sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 67/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 67/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
– Nghị định 40/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.