Hàng hóa để được quá cảnh sang Việt Nam bắt buộc phải trải qua thủ tục đề nghị cấp giấy phép quá cảnh. Vậy hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa mới nhất được thể hiện với nội dung gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Những thông tin liên quan đến quá cảnh hàng hóa?
- 2 2. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa mới nhất:
- 2.1 2.1. Thủ tục, quy trình cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa đối với trường hợp quá cảnh hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ:
- 2.2 2.2. Đối với trường hợp quá cảnh hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hàng hóa, cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật, thực hiện theo các thủ tục sau đây:
- 3 3. Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa:
1. Những thông tin liên quan đến quá cảnh hàng hóa?
Quá cảnh hàng hóa được hiểu đơn giản là hoạt động vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, hoạt động quá quá cảnh hàng hóa bao gồm kể cả trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng cũng như thay đổi phương thức vận tải hoặc thực hiện các hoạt động khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh. Hiện nay hoạt động quá cảnh hàng hóa đã được quy định cụ thể tại Điều 35 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, các nội dung như sau:
– Thứ nhất, các nội dung liên quan đến quá cảnh hàng hóa;
+ Theo ghi nhận thì đối với hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ thì Bộ Công thương sẽ tiến hành chỉ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và báo cáo lên Thủ tướng chính phủ để tiến hành xem xét quyết định cho việc quá cảnh các loại hàng hóa này vào trong lãnh thổ Việt Nam;
+ Trong trường hợp đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, các loại hàng hóa đang bị tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc các hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật thì Bộ Công thương sẽ là cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy phép qua cảnh hàng hóa;
+ Đối với những hàng hóa không thuộc quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này thì thủ tục quá cảnh thực hiện tại cơ quan Hải quan;
– Thứ hai, các nội dung về trung chuyển hàng hóa:
Những trường hợp hàng hóa quy định tại điểm b khoản 1 của Điều 35 Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì hàng hóa khi vận chuyển bằng đường biển từ nước ngoài vào khu vực trung chuyển tại cảng biển, sau đó sẽ được đưa ra nước ngoài từ chính khu vực trung chuyển này hoặc đưa đến khu vực trung chuyển tại bến cảng, cảng biển khác để đưa ra nước ngoài, quá trình thực hiện thủ tục trung chuyển thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính không phải có giấy phép của Bộ Công thương;
– Bộ Công thương là cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc hướng dẫn nếu việc quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam được ký kết trong các hiệp định giữa Việt Nam và các nước có chung đường biên giới;
– Trong trường hợp vận chuyển hàng hóa nằm trong Danh mục hàng hóa có độ nguy hiểm cao khi qua lãnh thổ Việt Nam sẽ phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Bên cạnh đó, cũng phải tham khảo thêm những quy định về Điều ước quốc tế có liên quan mà cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đang là thành viên;
– Cá nhân đang là chủ hàng quá cảnh sẽ phải chịu trách nhiệm nộp lệ phí hải quan cũng như các khoản phí khác áp dụng cho hàng hóa hoặc cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa mới nhất:
Việc cấp giấy phép qua cảnh hàng hóa sẽ phải được thực hiện theo đúng quy trình và trong mỗi trường hợp khác nhau thì quy trình cũng có sự thay đổi nhất định. Hiện tại, có những trường hợp quá cảnh hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ và bên cạnh đó đó là trường hợp quá cảnh hàng hóa, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hàng hóa, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và hàng hóa cấm kinh doanh theo đúng quy định;
2.1. Thủ tục, quy trình cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa đối với trường hợp quá cảnh hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ:
Bước 1. Chủ hàng chuẩn bị và nộp hồ sơ đề nghị quá cảnh hàng hóa:
Hồ sơ được chủ hàng chuẩn bị sẽ được nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện hoặc trực tuyến nếu có áp dụng gửi đến Bộ Công thương. Hiện nay, hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ tài liệu như sau:
+ Cần chuẩn bị văn bản đề nghị quá cảnh hàng hóa và nêu rõ nên được mặt hàng tiến hành quá cảnh (các mặt hàng này phải thể hiện rõ được tên hàng, mã hồ sơ, số lượng cũng như trị giá trên thực tế); Bên cạnh đó, cần thể hiện được phương tiện vận chuyển cũng như tuyến đường vận chuyển. (Lưu ý: Văn bản này theo quy định phải thực hiện bằng một bản chính);
+ Không chỉ cần có văn bản đề nghị qua cạnh hàng hóa thì cũng phải chuẩn bị hợp đồng vận tải;
+ Chuẩn bị công thư đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của nước đề nghị cho hàng hóa quá cảnh. Công thư đề nghị này sẽ được gửi đến Bộ trưởng Bộ Công thương.
Bước 2. Tiến hành xem xét hồ sơ:
– Cơ quan có thẩm quyền khi tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét các nội dung cũng như giấy tờ trong bộ hồ sơ nếu nhận thấy chưa đầy đủ có đúng quy định thì trong thời gian ban ngày làm việc Bộ Công thương sẽ có văn bản yêu cầu chủ hàng hoàn thiện hồ sơ một cách hợp pháp và nhanh chóng nhất. Thời gian này sẽ tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ;
+ Đối với trường hợp nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì trong thời gian 7 ngày làm việc Bộ Công thương phải có trách nhiệm gửi văn bản trao đổi ý kiến với Bộ Quốc phòng và Bộ Công an để thăm khỏi ý kiến;
+ Liên quan đến trách nhiệm của Bộ quốc phòng, Bộ Công an thì trong thời gian 5 ngày làm việc tính từ ngày nhận được văn bản trao đổi ý kiến của Bộ Công thương thì hai cơ quan này sẽ phải có văn bản trả lời nêu lên ý kiến của mình trong hoạt động đề nghị quá cảnh hàng hóa;
Bước 3. Trình lên Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định:
Tính từ ngày nhận được ý kiến của Bộ quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Công thương sẽ phải có văn bản trình lên Thủ tướng chính phủ để cá nhân này tiến hành xem xét và đưa ra quyết định. Thời gian để trình lên Thủ tướng Chính phủ phải thực hiện trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan.
Bước 4. Tiến hành chấp thuận đề nghị quá cảnh hàng hóa:
Theo quy định thì trong vòng 5 ngày làm việc tính từ ngày nhận được ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ công thương sẽ tiến hành trả lời cho chủ hàng bằng văn bản về việc chấp thuận đề nghị quá cảnh hàng hóa.
2.2. Đối với trường hợp quá cảnh hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hàng hóa, cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật, thực hiện theo các thủ tục sau đây:
Bước 1. Tiến hành chuẩn bị hồ sơ đề nghị cho phép quá cảnh:
Trong trường hợp này chủ hàng sẽ tiến hành chuẩn bị và gửi một bộ hồ sơ đề nghị cho phép qua cảnh theo quy định tại điểm a khoản 1 của Điều 36 Nghị định 69/2018/NĐ-CP. Hồ sơ này sẽ được nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến nếu có áp dụng gửi đến Bộ Công thương;
Bước 2. Bộ Công thương xem xét, cấp giấy phép quá cảnh:
Nếu trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc đúng theo quy định thì trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ Bộ Công thương sẽ có trách nhiệm với văn bản yêu cầu cá nhân này thực hiện hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.
Nếu xét thấy hồ sơ mà cá nhân, tổ chức gửi đến Bộ Công thương đã đảm bảo và đầy đủ theo đúng quy định thì trong vòng 7 ngày làm việc cơ quan này sẽ cấp giấy phép quá cảnh cho chủ hàng. Trong trường hợp nếu không đảm bảo các đầy đủ các điều kiện để được cấp giấy phép quá cảnh thì Bộ Công thương sẽ trả lời bằng văn bản cho chỗ hàng và nêu rõ lý do từ chối.
Bộ Công thương không chỉ là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xem xét, cũng như phê duyệt việc quyết định quá cảnh hàng hóa mà trong trường hợp bổ sung, sửa đổi giấy phép hoặc cấp lại do mất, thất lạc giấy phép cũng sẽ được thực hiện bởi cơ quan này. Chủ thể sẽ tiến hành gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến Bộ Công thương đã yêu cầu bổ sung, sửa đổi giấy phép, cấp lại do mất hoặc thất lạc. Trong thời hạn 3 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ hoặc đúng theo quy định Bộ Công thương sẽ xem xét điều chỉnh và cấp lại giấy phép theo đúng đề nghị.
3. Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa:
Căn cứ theo Điều 44 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 thì việc quá cảnh hàng hóa phải được diễn ra một cách chặt chẽ và đúng theo trình tự thủ tục. Đặc biệt, phải được diễn ra đối với các cơ quan có thẩm quyền cho phép quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam:
– Bộ Công thương là cơ quan có trách nhiệm trong việc trụ trì phối hợp với Bộ Công an và Bộ Quốc phòng để trình lên Thử tướng Chính phủ, cơ quan này xem xét quyết định cho phép quá cảnh hàng hóa đối với mặt hàng là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ hoặc công cụ hỗ trợ;
– Bộ trưởng Bộ Công thương là cá nhân tiến hành cấp phép qúa cảnh đối với hàng hóa nằm trong Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hàng hóa, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các mặt hàng cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp các loại hàng hóa không làm theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 44 Luật quản lý ngoại thương 2017 được quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam và chỉ phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu trước cuối cùng theo đúng quy định pháp luật để hải quan.
Như vậy, việc quá cảnh hàng hóa là thủ tục chỉ thực hiện trong một số các hàng hóa nhất định. Tùy thuộc vào mỗi loại hàng hóa khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam cũng sẽ khác nhau. Việc qúa cảnh hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ thì chất, thuốc nổ, công cụ hỗ trợ thì Bộ Công thương sẽ tiếp nhận giải quyết và phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quá cảnh. Đối với trường hợp hóa cạnh hàng hóa là hàng hóa cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, hàng hóa tam ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hàng hóa cấm kinh doanh thì Bộ trưởng Bộ Công thương là cá nhân có thẩm quyền cấp phép quá cảnh hàng hóa.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật quản lý ngoại thương 2017;
– Nghị định số 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.