Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lập hồ sơ phương án giá theo quy định của pháp luật như sau:
Hồ sơ phương án giá được tiến hành thực hiện như sau:
Thứ nhất: Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lập Hồ sơ phương án giá theo quy định tại khoản 2 Điều này và gửi 01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư 56/2014/TT-BTC.
Thứ hai: Hồ sơ phương án giá trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định bao gồm:
– Công văn đề nghị định giá, điều chỉnh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2a ban hành kèm Thông tư 56/2014/TT-BTC;
– Phương án giá thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2a ban hành kèm Thông tư 56/2014/TT-BTC. Nội dung Phương án giá được quy định chi tiết tại khoản 3, khoản 4 Điều 9 Thông tư 56/2014/TT-BTC;
– Văn bản tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan, đính kèm bản sao ý kiến của các cơ quan theo quy định (nếu có);
– Văn bản thẩm định phương án giá của các cơ quan có chức năng thẩm định theo quy định;
– Các tài liệu khác có liên quan.
Thứ ba: Phương án giá bao gồm những nội dung chính như sau:
– Sự cần thiết và các mục tiêu định giá hoặc điều chỉnh giá (trong đó nêu rõ tình hình sản xuất, kinh doanh của hàng hoá, dịch vụ cần định giá hoặc điều chỉnh giá; diễn biến giá cả thị trường trong nước và thế giới; sự cần thiết phải thay đổi giá…);
– Các căn cứ định giá hoặc điều chỉnh giá;
– Bảng tính toán các yếu tố hình thành giá mua, giá bán; các mức giá kiến nghị được tính theo phương pháp định giá chung do Bộ Tài chính quy định và hướng dẫn phương pháp định giá của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– So sánh các yếu tố hình thành giá, mức giá của phương án giá đề nghị với các yếu tố hình thành giá, mức giá của phương án giá được duyệt lần trước liền kề; nêu rõ nguyên nhân tăng, giảm;
– So sánh mức giá đề nghị với mức giá hàng hóa, dịch vụ tương tự ở thị trường trong nước và thị trường của một số nước trong khu vực (nếu có);
– Dự kiến tác động của mức giá mới đến sản xuất, đời sống và đến thu chi của ngân sách nhà nước (nếu có);
– Các biện pháp tổ chức triển khai thực hiện mức giá mới (nếu có).
Thứ tư: Riêng đối với hàng dự trữ quốc gia, nội dung phương án giá được quy định như sau:
– Đối với giá mua tối đa, giá bán tối thiểu hàng dự trữ quốc gia, nội dung phương án giá bao gồm:
+ Các nội dung được quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 3 Điều 9 Thông tư 56/2014/TT-BTC;
+ Riêng nội dung được quy định tại điểm c khoản 3 Điều 9 Thông tư 56/2014/TT-BTC cần kèm theo bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền Bảng tính toán chi tiết, chứng từ hợp lý, hợp lệ và các tài liệu khác có liên quan đến số lượng hàng hóa dự trữ quốc gia;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Đối với chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia chưa có định mức, chi phí (nhập, xuất tại cửa kho dự trữ quốc gia) chưa có định mức và chi phí xuất tối đa ngoài cửa kho hàng dự trữ quốc gia, nội dung phương án chi phí bao gồm:
+ Văn bản đề nghị thẩm định phương án của các Bộ, ngành, Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Biểu mẫu theo hướng dẫn tại Phụ lục số 2b kèm theo Thông tư 56/2014/TT-BTC);
+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền Bảng tính toán chi tiết, chứng
từ hợp lý, hợp lệ và các tài liệu khác có liên quan đến số lượng hàng hóa nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia của Cục dự trữ Nhà nước các khu vực, các đơn vị trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia.