Nâng hạn giấy phép lái xe được coi là một thủ tục bắt buộc nếu như người lái xe muốn điều khiển các loại phương tiện khác nhau. Vậy thành phần hồ sơ nâng hạn giấy phép lái xe bao gồm những tài liệu và giấy tờ gì?
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ nâng hạng giấy phép lái xe bao gồm những gì?
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về thành phần hồ sơ nâng hạn giấy phép lái xe. Theo đó, trong quá trình nâng hạn giấy phép lái xe tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Người học lái xe nâng hạ sẽ cần phải lập một bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại các cơ sở đào tạo hoặc đột thông qua dịch vụ bưu chính. Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư
– Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu do pháp luật quy định, cụ thể là mẫu được quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư
– Bản sao các loại giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu còn thời hạn đối với công dân được xác định là người Việt Nam, hộ chiếu còn thời hạn đối với những đối tượng được xác định là người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao, chứng minh thư công vụ đối với những đối tượng được xác định là người nước ngoài;
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do các cơ sở y tế có thẩm quyền cung cấp theo quy định của pháp luật;
– Bản sao đối với các loại bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở hoặc bằng tốt nghiệp cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạn giấy phép lái xe lên các hạng D và E (ngoài ra còn phải xuất trình bản chính để tiến hành hoạt động kiểm tra đối chiếu trong hồ sơ dự thi sát hạch). Người học lái xe khi đến nộp hồ sơ sẽ được các cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp để lưu giữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe.
Như vậy có thể nói, trong quá trình thực hiện thủ tục nâng hạn giấy phép lái xe, người học lái xe cần phải chuẩn bị thành phần hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu nêu trên.
2. Điều kiện để nâng hạng giấy phép lái xe:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về điều kiện để nâng hạn giấy phép lái xe. Theo đó, khi đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật thì mới được thực hiện thủ tục nâng hạn giấy phép lái xe. Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (sau được sửa đổi tại Thông tư 05/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái), có quy định về điều kiện nâng hạn giấy phép lái xe. Theo đó, để được nâng hạn giấy phép lái xe, cá nhân cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Cá nhân đó phải là công dân mang quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là người nước ngoài được phép cư trú trên lãnh thổ của nước Việt Nam hoặc đang làm việc và học tập trên lãnh thổ của nước Việt Nam;
– Cá nhân đó phải đủ độ tuổi tính đến ngày dự thi sát hạch lái xe theo quy định của pháp luật, đảm bảo đầy đủ yêu cầu về sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định của pháp luật. Đối với người học để nâng hạn giấy phép lái xe, có thể học trước tuy nhiên chỉ được dự thi sát hạch khi đáp ứng đầy đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật;
– Người học để nâng hạn giấy phép lái xe cần phải có đủ thời gian lái xe hoặc đủ thời gian hành nghề, đáp ứng đầy đủ số kilômét lái xe an toàn. Cụ thể như sau:
+ Hạng B1 số tự động nên muốn thực hiện thủ tục nâng hạng lên B1, thì thời gian lái xe phải là từ đủ 01 năm trở lên và có 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
+ Hạng B1 muốn thực hiện thủ tục nâng hạng lên B2, thì thời gian lái xe phải là từ đủ 01 năm trở lên và có 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
+ Hạng B2 muốn thực hiện thủ tục nâng hạng lên hạng C, từ C lên D, từ D lên E, từ B2/C/D/E lên F, từ D/E lên FC, thì cần phải đáp ứng điều kiện về thời gian hành nghề trong khoảng thời hạn từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
+ Hạng B2 muốn thực hiện thủ tục nâng hạng lên D, hoặc hạng C muốn thực hiện thủ tục nâng hạng lên E, thì cần phải đáp ứng điều kiện có thời gian hành nghề trong khoảng thời hạn từ 05 năm trở lên và 100000km lái xe an toàn trở lên.
– Trong trường hợp người học lái xe nâng hạ có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn sẽ được tính kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Người học để nâng hạn giấy phép lái xe lên hạng D, hạng E, thì cần phải có thêm điều kiện đó là phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc cấp tương đương trở lên.
3. Thời gian đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe:
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (sau được sửa đổi tại Thông tư 05/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái), có quy định về thời gian đào tạo nâng hạn với các bãi xe. Theo đó, thời gian đào tạo ngắn hạn với các lái xe được quy định cụ thể như sau:
– Hạng B1 (số tự động) lên B1 theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 120 giờ (thực hành là 120);
– Hạng B1 lên B2 theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 94 giờ (lý thuyết được xác đinh là 44, thực hành lái xe được xác đinh là 50);
– Hạng B2 lên C theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 192 giờ (lý thuyết được xác đinh là 48, thực hành lái xe được xác đinh là 144);
– Hạng C lên D theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 192 giờ (lý thuyết được xác đinh là 48, thực hành lái xe được xác đinh là 144);
– Hạng D lên E theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 192 giờ (lý thuyết được xác đinh là 48, thực hành lái xe được xác đinh là 144);
– Hạng B2 lên D theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 336 giờ (lý thuyết được xác đinh là 56, thực hành lái xe được xác đinh là 280);
– Hạng C lên E theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 336 giờ (lý thuyết được xác đinh là 56, thực hành lái xe được xác đinh là 280);
– Hạng B2, D, E lên F tương ứng theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 192 giờ (lý thuyết được xác đinh là 48, thực hành lái xe được xác đinh là 144);
– Hạng C, D, E lên FC theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 272 giờ (lý thuyết được xác đinh là 48, thực hành lái xe được xác đinh là 224).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;
– Thông tư 38/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;
– Thông tư 05/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái.