Hồ sơ hưởng các chế độ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí, tử tuất theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
– Nghị định 09/1998/NĐ-CP:
– Nghị định số 46/2010/NĐ-CP;
–
– Quyết định số 120/2008/QĐ-TTg;
– Quyết định 636/QĐ-BHXH.
2. Luật sư tư vấn:
Tại Quyết định 636/QĐ-BHXH Quyết định về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành từ 01/06/2016 đã có những quy định về hồ sơ hưởng các chế độ ốm đau, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ thai sản, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất. Cụ thể:
1. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau:
Thứ nhất, giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động Điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động Điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính), trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao.
Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ trên được thay bằng bản dịch tiếng Việt được chứng thực của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
Thứ hai, danh sách theo mẫu C70a-HD do người sử dụng lao động lập (bản chính).
2. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản:
a. Đối với lao động nữ (bao gồm lao động nữ mang thai hộ) đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai: giấy ra viện đối với trường hợp Điều trị nội trú hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính) đối với trường hợp Điều trị ngoại trú.
b. Đối với lao động nữ đang đóng BHXH sinh con hoặc đối với chồng, người nuôi dưỡng trong trường hợp người mẹ chết hoặc con chết sau khi sinh hoặc người mẹ gặp rủi ro sau khi sinh không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con gồm:
Thứ nhất, giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh.
Trong trường hợp con chết: Hồ sơ phải có giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh. Trong trường hợp mẹ chết: Hồ sơ phải có giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của mẹ.
Thứ hai, giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai trong trường hợp lao động nữ khi mang thai phải nghỉ việc dưỡng thai (mẫu và thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế).
Thứ ba, giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con trong trường hợp người mẹ sau khi sinh con không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con (mẫu và thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế).
c. Đối với người lao động đang làm việc nhận nuôi con nuôi: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
d. Đối với trường hợp lao động nam có vợ sinh con hoặc chồng của lao động nữ mang thai hộ theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bao gồm:
Thứ nhất, giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh. Trường hợp con chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh.
Thứ hai, giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh con phải phẫu thuật (mẫu và thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế).
e. Đối với lao động nữ mang thai hộ khi sinh con, bao gồm:
Thứ nhất, giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh.
Thứ hai, bản thỏa thuận về mang thai hộ vì Mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của
Ngoài ra, trong trường hợp con chết, hồ sơ còn phải có giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của lao động nữ mang thai hộ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh. Trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ sau khi sinh bị chết, hồ sơ phải có giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử. Trong trường hợp lao động nữ khi mang thai hộ phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, phải có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền (mẫu và thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế).
f. Đối với người mẹ nhờ mang thai hộ, bao gồm:
Thứ nhất, giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh.
Thứ hai, bản thỏa thuận về mang thai hộ vì Mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời Điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
Ngoài ra, trong trường hợp con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết, hồ sơ phải có thêm giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử. Trong trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết, hồ sơ phải có thêm giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử. Bên cạnh đó, còn phải có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ nhờ mang thai hộ không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con (mẫu và thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế).
g. Đối với trường hợp trợ cấp một lần khi vợ sinh con đối với lao động nam (trong trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH), bao gồm:
Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh. Trong trường hợp con chết, phải có giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh.
h. Đối với người lao động đã thôi việc, phục viên, xuất ngũ trước thời Điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi, hồ sơ bao gồm: Sổ BHXH và hồ sơ theo quy định tại điểm b, hoặc c hoặc e hoặc f như đã trình bày ở trên.
Bên cạnh đó, hồ sơ hưởng chế độ thai sản trong các trường hợp phải có danh sách theo mẫu C70a-HD do người sử dụng lao động lập (bản chính). Trong trường hợp lập hồ sơ hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe, hồ sơ bao gồm danh sách theo mẫu C70a-HD do người sử dụng lao động lập (bản chính).
3. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
a. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động:
Thứ nhất, sổ BHXH.
Thứ hai, văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ do người sử dụng lao động lập theo mẫu số 05-HSB (bản chính).
Thứ ba, biên bản Điều tra TNLĐ theo quy định.
Thứ tư, giấy ra viện sau khi đã Điều trị thương tật TNLĐ ổn định đối với trường hợp Điều trị nội trú hoặc giấy tờ khám, Điều trị thương tật ban đầu đối với trường hợp Điều trị ngoại trú.
Thứ năm, biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản chính).
Ngoài ra, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì có thêm một trong các giấy tờ sau: Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông, biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan Điều tra hình sự quân đội.
b. Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:
Thứ nhất, sổ BHXH.
Thứ hai, văn bản đề nghị giải quyết chế độ BNN do người sử dụng lao động lập theo mẫu số 05-HSB (bản chính).
Thứ ba, biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại hoặc kết quả đo, kiểm tra môi trường lao động trong thời hạn quy định do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp biên bản hoặc kết quả đo, kiểm tra được xác định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người lao động có bản trích sao biên bản hoặc trích sao kết quả đo, kiểm tra. Đối với người lao động bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp hưởng chế độ BNN thì thay bằng Biên bản tai nạn rủi ro nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Quyết định số 120/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ tư, giấy ra viện đối với trường hợp Điều trị nội trú sau khi Điều trị BNN ổn định. Đối với trường hợp không Điều trị nội trú là giấy khám BNN hoặc phiếu hội chẩn BNN. Đối với người lao động bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp hưởng chế độ BNN thì thay bằng giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Quyết định số 120/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ năm, biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản chính).
c. Hồ sơ hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN tái phát:
Thứ nhất, hồ sơ đã hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN do cơ quan BHXH quản lý.
Thứ hai, giấy ra viện sau khi Điều trị ổn định thương tật, bệnh tật cũ tái phát đối với trường hợp Điều trị nội trú. Đối với trường hợp không Điều trị nội trú là giấy tờ khám, Điều trị thương tật, bệnh tật tái phát.
Thứ ba, biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật tái phát của Hội đồng Giám định y khoa (bản chính).
d. Hồ sơ hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN của người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động:
Thứ nhất, hồ sơ đã hưởng trợ cấp TNLĐ hoặc BNN do cơ quan BHXH quản lý.
Thứ hai, hồ sơ TNLĐ hoặc BNN của lần bị TNLĐ, BNN nhưng chưa được giám định như quy định tại hồ sơ hưởng TNLĐ và hồ sơ hưởng BNN.
Thứ ba, biên bản giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản chính).
e. Hồ sơ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình đối với người TNLĐ, BNN:
Thứ nhất, hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do cơ quan BHXH quản lý.
Thứ hai, chỉ định của cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên phù hợp với tình trạng thương tật, bệnh tật do TNLĐ, BNN. Đối với trường hợp có chỉ định lắp mắt giả thì có thêm chứng từ lắp mắt giả (bản chính).
Thứ ba, vé tàu, xe đi và về (bản chính) trong trường hợp thanh toán tiền tàu, xe.
f. Hồ sơ hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã:
* Đối với người đang đóng BHXH bắt buộc:
Thứ nhất, sổ BHXH.
Thứ hai, quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí (bản chính) theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27/4/2010 của Chính phủ hoặc quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí theo mẫu số 12-HSB (bản chính);
Thứ ba, biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản chính) hoặc Giấy xác nhận khuyết tật mức độ nặng (tương đương với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%) hoặc Giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng (tương đương mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên) theo quy định tại Thông tư số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động;
Thứ tư, giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp của cơ quan có thẩm quyền cấp đối với người nghỉ hưu vì bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
* Đối với người đang tham gia BHXH tự nguyện, người bảo lưu thời gian tham gia BHXH (gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù, người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp, người được Tòa án hủy quyết định tuyên bố mất tích):
Thứ nhất, sổ BHXH.
Thứ hai, đơn theo mẫu số 14-HSB (bản chính);
Thứ ba, biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản chính) hoặc Giấy xác nhận khuyết tật mức độ nặng (tương đương với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%) hoặc Giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng (tương đương mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên) theo quy định tại Thông tư số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động.
Thứ tư, giấy ủy quyền theo mẫu số 13-HSB (bản chính) đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian bắt đầu chấp hành hình phạt tù từ ngày 01/01/2016 trở đi; giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù hoặc giấy đặc xá tha tù trước thời hạn hoặc quyết định miễn thi hành án, tạm hoãn thi hành án đối với người bắt đầu chấp hành hình phạt tù trong Khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2015;
Thứ năm ,văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp đối với trường hợp xuất cảnh trái phép;
Thứ sáu, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người mất tích trở về.
* Đối với người có quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ Điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu hoặc chờ hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định 09/1998/NĐ-CP:
Thứ nhất, sổ BHXH.
Thứ hai, quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ Điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu hoặc chờ hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP (bản chính).
Thứ ba, biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản chính) hoặc Giấy xác nhận khuyết tật mức độ nặng (tương đương với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%) hoặc Giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng (tương đương mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên) theo quy định tại Thông tư số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT BGDĐT đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động.
Thứ tư, giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu theo mẫu số 13-HSB (bản chính) đối với người bắt đầu chấp hành hình phạt tù từ ngày 01/01/2016 trở đi; giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù hoặc giấy đặc xá tha tù trước thời hạn hoặc quyết định miễn thi hành án, tạm hoãn thi hành án đối với người bắt đầu chấp hành hình phạt tù trong Khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2015.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội qua tổng đài: 1900.6568
4. Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí:
a. Hồ sơ hưởng BHXH một lần:
Thứ nhất, sổ BHXH.
Thứ hai, đơn theo mẫu số 14-HSB (bản chính).
Thứ ba, đối với người ra nước ngoài để định cư có thêm một trong các giấy tờ sau: Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam, bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng của một trong các giấy tờ sau đây: hộ chiếu do nước ngoài cấp, thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài, giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
Thứ tư, trích sao hồ sơ bệnh án thể hiện người lao động đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
b. Hồ sơ hưởng trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng ra nước ngoài để định cư:
Thứ nhất, đơn theo mẫu số 14-HSB (bản chính).
Thứ hai, hồ sơ như hưởng BHXH một lần.
Thứ tư, hồ sơ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng do cơ quan BHXH quản lý.
c. Hồ sơ hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đối với người chấp hành xong hình phạt tù, người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp, người được Tòa án hủy quyết định tuyên bố mất tích:
Thứ nhất, đơn theo mẫu số 14-HSB (bản chính).
Thứ hai, giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù hoặc giấy đặc xá ra tù trước thời hạn hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền về việc miễn hoặc tạm hoãn chấp hành hình phạt tù đối với trường hợp bắt đầu phải chấp hành hình phạt tù giam trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến hết ngày 31/12/2015.
Thứ ba, văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp đối với trường hợp xuất cảnh trái phép.
Thứ tư, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với trường hợp người mất tích trở về.
Thứ năm, hồ sơ hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hàng tháng do cơ quan BHXH quản lý.
d. Hồ sơ chuyển nơi hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, chuyển nơi quản lý hồ sơ chờ hưởng lương hưu, chờ hưởng trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã từ tỉnh này đến tỉnh khác:
Thứ nhất, hồ sơ chuyển nơi hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng. Bao gồm:
– Đơn theo mẫu số 14-HSB (bản chính); người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng có phụ cấp khu vực mà chuyển đến nơi hưởng mới có phụ cấp khu vực thì có thêm hộ khẩu thường trú tại nơi cư trú mới. Trường hợp không thống nhất về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh giữa chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước và hồ sơ hưởng BHXH thì cần nêu rõ trong đơn kèm theo chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước.
– Hồ sơ đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng do cơ quan BHXH quản lý và Phiếu Điều chỉnh mức hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đối với từng loại chế độ theo các mẫu số 24A-HSB, 24B-HSB, 24C-HSB, 24D-HSB, 24E-HSB, 24G-HSB, 24H-HSB, 24K-HSB, 24M-HSB, 24N-HSB.
– Giấy giới thiệu trả lương hưu và trợ cấp BHXH theo mẫu số C77-HD kèm theo bảng kê hồ sơ theo mẫu số 17-HSB.
Thứ hai, hồ sơ chuyển nơi quản lý hồ sơ chờ hưởng lương hưu, chờ hưởng trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã, bao gồm:
– Đơn theo mẫu số 14-HSB (bản chính). Trường hợp có sự không thống nhất về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh giữa chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước và hồ sơ BHXH thì cần nêu rõ trong đơn kèm theo chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước.
– Hồ sơ chờ hưởng lương hưu, chờ hưởng trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã do cơ quan BHXH quản lý.
– Giấy giới thiệu theo mẫu số 15B-HSB.
e. Hồ sơ điều chỉnh thông tin về nhân thân đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, điều chỉnh, hủy quyết định, chấm dứt hưởng BHXH:
Thứ nhất, hồ sơ Điều chỉnh thông tin về nhân thân đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, bao gồm:
– Đơn theo mẫu số 14-HSB (bản chính).
– Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc trích lục thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.
– Hồ sơ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng do cơ quan BHXH quản lý.
Thứ hai, hồ sơ Điều chỉnh, hủy quyết định hưởng BHXH hoặc quyết định chấm dứt hưởng BHXH, bao gồm:
– Đơn theo mẫu số 14-HSB (bản chính) trong trường hợp người lao động có yêu cầu Điều chỉnh;
– Hồ sơ, giấy tờ, văn bản làm căn cứ Điều chỉnh, hủy quyết định hưởng hoặc chấm dứt hưởng BHXH;
– Hồ sơ hưởng BHXH do cơ quan BHXH quản lý.
5. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất:
Thứ nhất, sổ BHXH của người đang đóng BHXH, người bảo lưu thời gian đóng BHXH và người chờ đủ Điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng bị chết hoặc hồ sơ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng do cơ quan BHXH quản lý đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng bị chết.
Thứ hai, giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc trích lục khai tử hoặc quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Thứ ba, tờ khai của thân nhân theo mẫu số 09A-HSB (bản chính).
Thứ tư, biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ Điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần theo mẫu số 16-HSB (bản chính); trường hợp chỉ có một thân nhân đủ Điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hoặc nhiều thân nhân đủ Điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng chỉ có một người đại diện hợp pháp mà lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần thì thân nhân lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần hoặc người đại diện hợp pháp của thân nhân chịu trách nhiệm về việc lựa chọn và không cần biên bản này.
Thứ năm, biên bản Điều tra TNLĐ đối với trường hợp chết do TNLĐ (trường hợp tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì có thêm giấy tờ như biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông, biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan Điều tra hình sự quân đội); hoặc bệnh án Điều trị BNN đối với trường hợp chết do BNN.
Thứ sáu, biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (bản chính) hoặc Giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng (tương đương mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên) theo quy định tại Thông tư số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT trong trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.