Đóng bảo hiểm xã hội 8 tháng có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định hiện hành.
Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần được quy định như sau:
Thứ nhất, trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.”
Theo đó, Người lao động là công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
“+ Người làm việc theo
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;
+ Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Luật bảo hiểm xã hội 2014.”
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, áp dụng đối với các hợp đồng sau:
“+ Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
+ Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
+ Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;”
+ Hợp đồng cá nhân.
Những người lao động trên mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
“a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
Luật sư
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;”
Do đó, dựa theo quy định này và căn cứ Điều 1 Nghị quyết 93/2015/NQ-QH13 trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần. Như vậy, người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 08 tháng khi có yêu cầu có thể được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc các đối tượng trên thì sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Theo đó, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc căn cứ khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/NQ-QH13 được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
+ 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
+ 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Thứ hai, trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 77 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
“a ) Đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 73 của Luật này nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.”
Do đó, dựa theo quy định này và căn cứ Điều 1 Nghị quyết 93/2015/NQ-QH13 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần. Như vậy, người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 08 tháng, từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 77 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và thì sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện căn cứ khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/NQ-QH13 được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
+ 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
+ 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần là bao nhiêu?
- 2 2. Cách lãnh tiền chế độ bảo hiểm xã hội một lần
- 3 3. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần tại Luật bảo hiểm xã hội 2014
- 4 4. Điều kiện và hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần
- 5 5. Điều kiện để được lĩnh bảo hiểm xã hội một lần?
- 6 6. Lấy tiền bảo hiểm xã hội một lần như thế nào?
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần là bao nhiêu?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi tham gia đóng bảo hiểm xã hội nhiều năm nhưng hiện nay tôi đã nghỉ việc và muốn được hưởng bảo hiểm xã hội một lần? Vậy mức hưởng là bao nhiêu?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Điều 74 Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH1 ngày 29/6/2006 quy định về mức hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần như sau:
Điều 74. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệTổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:1900.6568 để được giải đáp.
2. Cách lãnh tiền chế độ bảo hiểm xã hội một lần
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Chị của tôi đi làm được 4 năm và cũng tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian đó. Đến nay chị của tôi kết hôn, giờ chị ấy ở nhà và không đi làm nữa. Vậy chị tôi có được hưởng phần lương hưu mà chị tôi đã tham gia đóng bảo hiểm không?
Luật sư tư vấn:
Vì thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của chị bạn chưa đủ 20 năm nên chị bạn sẽ không được hưởng chế độ lương hưu hàng tháng mà chỉ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu. Cụ thể như sau:
Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội quy định người lao động sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong các trường hợp sau:
“a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của luật này mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;
b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;
c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;
d) Ra nước ngoài để định cư.”
Ngoài ra, Khoản 1 Điều 30 Nghị định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện được hưởng lương hưu được quy định như sau: “Sau một năm (12 tháng) nghỉ việc nếu người tham gia bảo hiểm xã hội không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần đồng thời chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ được nhận lại sổ và hưởng trợ cấp một lần”.
Như vậy, nếu chị của bạn bạn ngừng đóng BHXH trong vòng 12 tháng, thì chị của bạn sẽ được nhận trợ cấp một lần căn cứ theo số tiền BHXH đã đóng.
3. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần tại Luật bảo hiểm xã hội 2014
Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 bao gồm những giấy tờ, tài liệu như sau:
Một là: Sổ bảo hiểm xã hội.
Hai là: Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
Ba là: Đối với người ra nước ngoài để định cư:
Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
+ Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
+ Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
+ Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
Bốn là: Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Năm là: Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 109 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
4. Điều kiện và hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, hiện tại mình sắp đi định cư tại Mỹ và dự kiến rời Việt nam vào cuối tháng 11 năm 2016, mình muốn hỏi mình có thể rút bảo hiểm xã hội 1 lần được không? Thời gian mình cần làm đơn xin nghỉ việc để có được quyết định thôi việc bổ sung cho hồ sơ xin bảo hiểm xã hội vào tháng mấy là hợp lí? Mình xin cảm ơn và chúc Công ty thành công.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn tr như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.”
Như bạn trình bày, bạn sẽ ra nước ngoài định cư vào tháng 11/2016 do đó bạn thuộc đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 109 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
– Sổ bảo hiểm xã hội.
– Quyết định thôi việc/chấm dứt hợp đồng lao động.
– Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
– Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
+ Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
+ Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
+ Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
Nơi thực hiện thủ tục hành chính: Phòng lao động thương binh xã hội cấp huyện nơi cư trú hoặc nơi công ty bạn có trụ sở để hưởng bảo hiểm một lần.
Bạn dự định sang nước ngoài 11/2016, trong tháng 9 bạn nên chấm dứt hợp đồng lao động luôn để công ty kịp chốt sổ bảo hiểm xã hội của bạn. Tuy nhiên, khi chấm dứt hợp đồng lao động bạn phải thỏa thuận với người sử dụng lao động. Nếu không thỏa thuận được về việc chấm dứt hợp đồng lao động thì bạn phải đảm bảo quy định tại Điều 37 “Bộ luật lao động 2019” về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:
“1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”
Khi bạn chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có nghĩa vụ chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại Điều 47 “Bộ luật lao động 2019”.
5. Điều kiện để được lĩnh bảo hiểm xã hội một lần?
Tóm tắt câu hỏi:
Em có một sổ bảo hiểm được 3 năm 11 tháng, trong đó có 3 năm 9 tháng là đã chốt đươc 1 năm, còn 2 tháng là em vừa thôi việc vào tháng 5 năm 2016. Vậy em có thể nhận được tiền bảo hiểm xã hội một lần trong năm 2016 không? Em cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.”
Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 có hướng dẫn như sau:
“1. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.”
Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp trên thì bạn sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Như bạn nói, bạn thôi việc vào Tháng 5/2016 như vậy, bạn phải đợi thêm 01 năm nữa, tới tháng 5/2017 bạn sẽ đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Múc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”
6. Lấy tiền bảo hiểm xã hội một lần như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho tôi hỏi, tôi nghỉ việc ở công ty cũ được 11 tháng và không tham gia bảo hiểm trong suốt thời gian đó. Nay tôi bắt đầu công ty mới nhưng không tham gia đóng bảo hiểm 01 tháng. Vậy tôi đã không tham gia bảo hiểm 1 năm. Vậy cho tôi hỏi tôi có thể đóng sổ bảo hiểm và lấy tiền bảo hiểm xã hội không? Tôi sẽ làm sổ bảo hiểm ở công ty mới. Cám ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 quy định như sau:
“Điều 1.
1. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.”
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Theo quy định trên, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần. Ttrường hợp bạn nghỉ việc ở công ty cũ được 11 tháng và không tham gia bảo hiểm trong suốt thời gian đó; nay bạn bắt đầu làm tại công ty mới nhưng không tham gia bảo hiểm 01 tháng; nếu đủ 12 tháng không đóng bảo hiểm xã hội tính đến thời điểm làm thủ tục thì sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Tuy nhiên, bạn sẽ không làm được sổ bảo hiểm tại công ty mới bởi theo quy định pháp luật, mỗi người lao động chỉ được cấp một số sổ bảo hiểm xã hội, do đó nếu bạn đã nộp sổ bảo hiểm xã hội cũ cho công ty mới thì sẽ không thực hiệnđược thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần.