Trong quá trình thực hiện quyền lợi của mình, người dân vẫn đang thức mắc về nhiều vấn đề trong đó có những câu hỏi về hồ sơ, cụ thể như hồ sơ đo đạc địa chính gồm những gì theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành? Hãy cùng Luật Dương Gia đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Thành phần của hồ sơ đo đạc địa chính mới nhất:
1.1. Hồ sơ đo đạc địa chính là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3
Như vậy, hồ sơ địa chính là hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách… chứa đựng những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lí của đất đai và những thông tin này chúng ta có được trong quá trình đo đạc, đăng kí ban đầu và đăng kí biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tất cả các thông tin về tự nhiên của đất đai được lấy thông qua đo đạc khảo sát, còn các yếu tố kinh tế của đất lấy thông tin từ việc phân loại, đánh giá, phân hạng đất đai là điều kiện để phân biệt giá đất và thu thuế. Yếu tố xã hội của đất đai được lấy từ hoạt động của Nhà nước về quyền sở hữu tài sản trên đất, quyền sử dụng đất, các quan hệ về chuyển đổi chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp… Còn yếu tố pháp lí của đất thì căn cứ vào các quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (ví dụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…)
Như vậy, tất cả các thông tin đất đai ở trong hồ sơ địa chính như trên là cơ sở để thực hiện quản lí nhà nước về địa chính, để bảo hộ quyền hợp pháp của người sử dụng đất.
1.2. Thành phần của hồ sơ đo đạc địa chính:
Thành phần hồ sơ địa chính tuân thủ theo Điều 4 của
Thứ nhất, địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai, gồm có các tài liệu sau đây:
+ Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và
+ Sổ địa chính: Theo khoản 1 Điều 21
+ Bản lưu Giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận là tên gọi chung của các loại giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở.
Thứ hai, địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính gồm có:
+ Các tài liệu quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều này lập dưới dạng giấy và dạng số (nếu có), cụ thể là: Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và
+ Tài liệu quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này (sổ địa chính) được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số;
+ Sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy: Cho biết diện tích từng đơn vị đất đai và từng đơn vị hành chính giúp cho nhà quản lí có được thông tin cụ thể.
Như vậy, tất cả các tài liệu trên phục vụ cho công tác quản lí địa chính, đây là hồ sơ thường trực, hồ sơ này được sử dụng thường xuyên. Bên cạnh các tài liệu được sử dụng thường xuyên thì có tài liệu chỉ được sử dụng khi cần thiết có thể sử dụng như tài liệu gốc lưu trữ. Các tài liệu này dùng xác định thông tin đảm bảo hệ thống hồ sơ trên mang tính pháp lí và dùng để thẩm tra, kiểm tra. Các tài liệu này hình thành trong quá trình đo đạc, lập bản đồ địa chính gồm toàn bộ thành quả giao nộp theo luận chứng kinh tế kĩ thuật đã được duyệt của mỗi công trình đo vẽ, lập bản đồ địa chính và các thông tin, tư liệu hình thành trong quá trình đăng kí đất đai lần đầu và đăng kí biến động đất đai gồm: Các giấy tờ do chủ sở dụng đất nộp khi kê khai đăng kí; đơn kê khai đăng kí, cấp giấy tờ pháp lí về nguồn gốc đất đai; hồ sơ tài liệu được hình thành trong quá trình thẩm tra xét đơn của cấp xã, huyện; các văn bản pháp lí của cấp có thẩm quyền trong việc thực hiện đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hồ sơ về kiểm tra kĩ thuật, nghiệm thi sản phẩm đăng kí đất đau để xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Hiểu đúng về địa chính và bản đồ đo đạc địa chính:
2.1. Khái niệm:
– Địa chính là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những cơ quan này có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trong lĩnh vực quan lý đất đai, cụ thể như vụ đo đạc, thống kê, chứng nhận quyền sở hữu đất đai trên phạm vi cả nước hoặc tại địa phương. Vì thế, đại chính bao gồm địa chính địa phương và địa chính trung ương.
– Bản đồ là hình ảnh về mặt đất được thu gọn lên mặt phẳng tuân theo một quy luật toán học nhất định, qua đó thể hiện rõ sự phân bố và trạng thái mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội mà đã được chọn lọc, đặc trưng theo yêu cầu của mỗi bản đồ cụ thể.
– Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên bản đồ địa chính.
2.2. Vai trò, ý nghĩa của bản đồ địa chính:
Bản đồ địa chính có những tác dụng rất quan trọng trong công tác quản lí nhà nước về đất đai: Thống kê đất đai; giao đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức; dựa vào bản đồ địa chính để đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở; dựa vào bản đồ địa chính xác nhận hiện trạng và theo dõi biến động đất đai và biến động quyền sử dụng đất; tác dụng lập quy hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế xây dựng các điểm dân cư, quy hoạch giao thông thủy lợi, đồng thời đây cũng là tài liệu để giao đất, thu hồi đất khi xét thấy cần thiết.
2.3. Nội dung chủ yếu của bản đồ địa chính:
Bản đồ địa chính phải thể hiện được những nội dung chủ yếu theo quy định tại Điều 8
+ Khung bản đồ;
+ Điểm khống chế tọa độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định;
+ Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp;
+ Mốc giới quy hoạch; chi giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn;
+ Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất;
+ Nhà ở và công trình xây dựng khác: Chi thể hiện trên bản đồ các công trình xây dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng của thửa đất, trừ các công trình xây dựng tạm thời. Các công trình ngầm khi có yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình;
+ Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như đường giao thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến;
+ Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao;
+ Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (khi có yêu cầu thể hiện phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình);
+ Ghi chú thuyết minh.
3. Điểm qua một số phương pháp đo đạc địa chính theo quy định pháp luật:
– Phương pháp toàn đạc
Là phương pháp sử dụng máy toàn đạc điện tự đo góc, đo cạnh các điểm chi tiết và vẽ sơ đồ sau đó sử dụng các phần mềm xử lí. Hiện nay, phương pháp này được sử dụng phổ biến, tốc độ đo vẽ nhanh nhờ các thiết bị đo hiện đại.
– Phương pháp sử dụng ảnh hàng không
Phương pháp đo đạc ảnh chụp từ ảnh máy bay kết hợp với phương pháp đo đạc bổ sung trực tiếp ngoài thực địa kết hợp với công nghệ tin học là một trong những phương pháp tiên tiến hiện nay ở Việt Nam. Ưu điểm của phương pháp này là giảm được số công việc ngoài trời, đẩy nhanh tiến độ công tác thành lập bản đồ. Tuy nhiên phương pháp này phụ thuộc vào địa hình và ngoại cảnh khi bay chụp, thích hợp cho các vùng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất trống bằng phẳng, có địa hình rõ ràng.
– Phương pháp đo đạc bằng công nghệ định vị toàn cầu
Là hệ thống vị trí toàn cầu gồm hệ thống các vệ tinh nhân tạo có quỹ đạo riêng kết hợp với thiết bị mặt đất cho phép người sử dụng xác định vị trí các điểm trên bề mặt trái đất. Tại vị trí cần xác định tọa độ yêu cầu phải thông thoáng, các pía không bị che khuất và số vệ tinh tối thiệu xuất hiện tại thời điểm là 4 vệ tinh. Phương pháp đo định vị toàn cầu (GPS) được áp dụng cho những khu đo có diện tích lớn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính;
–
THAM KHẢO THÊM: