Đăng ký doanh nghiệp là quá trình pháp lý để thành lập một tổ chức kinh doanh theo quy định của pháp luật, quá trình đăng ký doanh nghiệp sẽ được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Vậy theo quy định của pháp luật thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có bắt buộc phải đóng dấu hay không?
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có bắt buộc phải đóng dấu?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, có quy định về nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Bao gồm các nguyên tắc cơ bản sau đây:
-
Người đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp cần phải tự kê khai thành phần hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, tính trung thực, tính chính xác của các thông tin kê khai trong thành phần hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo có liên quan;
-
Trong trường hợp loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc loại hình công ty cổ phần có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì người đại diện theo pháp luật thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp cần phải đảm bảo tính pháp lý, chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mình căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Văn bản hợp nhất Luật doanh nghiệp năm 2022;
-
Cơ quan đăng ký kinh doanh cần phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của thành phần hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh không chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp xảy ra trước và xảy ra sau khi đăng ký doanh nghiệp;
-
Cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các thành viên, cổ đông của công ty với nhau hoặc tranh chấp phát sinh với các tổ chức, cá nhân khác hoặc phát sinh giữa các doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân;
-
Doanh nghiệp không bắt buộc phải thực hiện thủ tục đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong thành phần hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Thủ tục đóng dấu đối với các loại giấy tờ, tài liệu khác trong thành phần hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Văn bản hợp nhất
-
Tên doanh nghiệp;
-
Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp;
-
Vốn điều lệ, vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân;
-
Địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp, số điện thoại liên hệ, thư điện tử của doanh nghiệp;
-
Các loại cổ phần, mệnh giá cổ phần, tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần trong loại hình công ty cổ phần;
-
Thông tin đăng ký thuế, số lượng người lao động dự kiến làm việc tại doanh nghiệp;
-
Họ và tên, chữ ký, quốc tịch, địa chỉ liên lạc, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và các thành viên hợp danh trong loại hình công ty hợp danh;
-
Họ và tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, thông tin giấy tờ pháp lý, quốc tịch của các cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Như vậy, theo các điều luật nêu trên thì doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, quyết định, nghị quyết, biên bản họp trong thành phần hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Hay nói cách khác, theo quy định của pháp luật hiện nay thì doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
2. Số lượng hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, có quy định về số lượng hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Theo đó:
-
Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp cần phải nộp một bộ hồ sơ trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp;
-
Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ không được quyền yêu cầu người thành lập doanh nghiệp hoặc yêu cầu doanh nghiệp nộp thêm thành phần hồ sơ, các loại giấy tờ, tài liệu khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp
luật doanh nghiệp và theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, có quy định về ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, cần phải lưu ý về ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp như sau:
-
Các loại giấy tờ, tài liệu, văn bản trong thành phần hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cần phải được viết bằng tiếng Việt;
-
Trong trường hợp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có các loại giấy tờ, tài liệu được viết bằng tiếng nước ngoài thì thành phần hồ sơ đó cần phải kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt, có công chứng;
-
Trường hợp các loại giấy tờ, tài liệu, văn bản trong thành phần hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vừa được viết bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì các bản bằng tiếng Việt sẽ được sử dụng trực tiếp để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
3. Giấy tờ pháp lý của cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, có quy định về giấy tờ pháp lý của cá nhân trong thành phần hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Bao gồm:
-
Đối với công dân Việt Nam cần các loại giấy tờ pháp lý như sau: Thẻ căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu Việt Nam được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn giá trị hiệu lực;
-
Đối với công dân là người nước ngoài cần có các loại giấy tờ pháp lý như sau: Hộ chiếu nước ngoài, hoặc các loại giấy tờ khác có giá trị pháp lý thay thế cho hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
Đồng thời, cần phải lưu ý thêm về vấn đề ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, có quy định, người có thẩm quyền ký kết văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục ủy quyền cho các tổ chức, cá nhân khác thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định như sau:
-
Trong trường hợp ủy quyền cho các cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền, kèm theo thành phần hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cần phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện các thủ tục liên quan đến hoạt động đăng ký doanh nghiệp, và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền (có thể là căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực). Văn bản ủy quyền không bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền;
-
Trong trường hợp ủy quyền cho các tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cần phải có bản sao của hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết với tổ chức làm dịch vụ, ủy quyền cho các tổ chức đó thực hiện thủ tục hành chính có liên quan đến đăng ký doanh nghiệp,
giấy giới thiệu của tổ chức cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đăng ký doanh nghiệp, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu (có thể là thẻ căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực); -
Trong trường hợp ủy quyền cho các đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền, thì trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhân viên bưu chính công ích cần phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do các doanh nghiệp, công ty cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành, trong phiếu đó cần phải có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký vào văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
-
Trong trường hợp ủy quyền cho các đơn vị, tổ chức cung cấp dịch vụ bưu chính (không phải là dịch vụ bưu chính công ích) thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, thì việc ủy quyền sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP (tương tự như trường hợp ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp).
THAM KHẢO THÊM: