Trong hoạt động xây dựng, một trong số những hoạt động nhận được nhiều sự quan tâm của chủ đầu tư và người thi công công trình đó là hoạt động bảo trì công trình xây dựng. Vậy thì, hồ sơ tiến hành hoạt động bảo trì công trình xây dựng sẽ bao gồm các loại tài liệu nào?
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng bao gồm các tài liệu nào?
1.1. Khái quát về hoạt động bảo trì công trình xây dựng:
Từ “bảo trì” đã xuất hiện ở Việt Nam trong nhiều văn bản, tài liệu khác nhau, nhưng danh từ này đầu tiên được du nhập vào Việt Nam cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20, gắn liền với các loại máy móc và thiết bị. Đối với đối tượng là các công trình xây dựng, thì người ta thường sử dụng các cụm từ truyền thống như “sửa chữa”, “bảo dưỡng”. Trong những năm gần đây, dựa trên các quan niệm và cơ sở khoa học về chính sách bảo tồn và phát triển bất động sản ở nước ta, cụm từ “bảo trì công trình” hoặc “bảo trì công trình xây dựng” dần được hình thành và trở nên phổ biến, sử dụng rộng rãi hơn. Theo đó thì có thể thấy, bảo trì công trình xây dựng được hiểu là hoạt động bảo trì kiến trúc và bảo trì kết cấu, bảo trì các hệ thống kĩ thuật của công trình xây dưng
Mục đích của quá trình bảo trì công trình xây dựng là để duy trì kết cấu bình thường theo đúng thiết kế và kéo dài tuổi thọ của công trình, ngoài ra hoạt động báo chí còn góp phần làm giảm chi phí thay thế và sửa chữa công trình, bảo trì công trình còn làm hạn chế sự suy giảm của các tài sản vật chất và đảm bảo sự an toàn của các chủ thể khi sinh sống trong công trình đó, bảo trì công trình nhằm mục đích tối đa hóa các giá trị thẩm mỹ và kinh tế của công trình cũng như cung cấp cho người cư trú một môi trường làm việc, sinh hoạt an toàn và hiệu quả. Căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Luật xây dựng năm 2020 có ghi nhận về trình tự thực hiện hoạt động bảo trì công trình xây dựng, trải qua một số giai đoạn sau:
– Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng;
– Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình xây dựng;
– Thực hiện bảo trì và quản lý chất lượng công việc bảo trì;
– Đánh giá an toàn công trình;
– Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.
1.2. Thành phần của hồ sơ bảo trì công trình xây dựng:
Hiện nay, bảo trì công trình đóng vai trò vô cùng quan trọng theo như phân tích ở trên. Việc kiểm tra chất lượng của các công trình một cách thường xuyên hoặc kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột suất được chủ sở hữu và người quản lý, người sử dụng công trình thực hiện thông qua các số liệu quan trắc hoặc thông qua các thiết bị kiểm tra chuyên dụng khi thấy cần thiết. Công tác bảo trì và bảo dưỡng công trình xây dựng được thực hiện theo từng bước, quá trình và hoạt động bảo trì công trình xây dựng đã được phân tích ở trên. Kết quả thực hiện công tắc bảo dưỡng công trình xây dựng phải được ghi chép và lập thành hồ sơ, các chủ thể quản lý và sử dụng công trình sẽ phải có trách nhiệm trong việc xác nhận sau khi hoàn thành công tác bảo dưỡng và quản lý trong hồ sơ bảo trì công trình xây dựng. Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng (sau được sửa đổi bởi ghị định số 35/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng), có ghi nhận về thành phần hồ sơ bảo trì công trình xây dựng, theo đó thì hồ sơ bảo trì công trình xây dựng sẽ bao gồm một số tài liệu cơ bản sau:
– Các tài liệu phục vụ cho công tác bảo trì công trình xây dựng, các tài liệu và giấy tờ phản ánh quy trình bảo trì công trình xây dựng, các bản vẽ hoàn công và lý lịch của các thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng đó, các tài liệu và giấy tờ cần thiết nhằm khắc phục cho công trình xây dựng được hoàn thiện;
– Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng;
– Kết quả kiểm tra công trình xây dựng thường xuyên hoặc kiểm tra theo định kỳ;
– Kết quả bảo dưỡng công trình xây dựng hoặc sửa chữa công trình xây dựng;
– Kết quả quan trắc hoặc kết quả kiểm định chất lượng công trình xây dựng;
– Kết quả đánh giá mức độ an toàn và mức độ chịu lực, kết quả đánh giá mức độ vận hành công trình xây dựng trong quá trình khai thác và sử dụng;
– Một số tài liệu khác có liên quan.
2. Quy định về nội dung chính của quy trình bảo trì công trình xây dựng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng (sau được sửa đổi bởi ghị định số 35/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng), có ghi nhận về nội dung chính của quy trình bảo trì công trình xây dựng, cụ thể bao gồm:
– Các thông số kỹ thuật, các thông số công nghệ của công trình, hoặc thông số của bộ phận công trình và các thiết bị công trình khác;
– Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình;
– Quy định nội dung và những quy định cơ bản về vấn đề chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình phù hợp với từng bộ phận công trình, đồng thời phù hợp với loại công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình;
– Quy định thời điểm và một số quy định cơ bản về chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình;
– Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, chỉ dẫn về các phương pháp xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp;
– Quy định thời gian sử dụng của công trình, các bộ phận, hạng mục công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình;
– Quy định về nội dung, phương pháp và thời điểm đánh giá lần đầu, tần suất đánh giá đối với công trình phải đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và quy định của pháp luật có liên quan;
– Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ;
– Quy định thời điểm, quy định về phương pháp, quy định về chu kỳ quan trắc đối với công trình có yêu cầu thực hiện quan trắc;
– Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng và việc cập nhật thông tin vào hồ sơ bảo trì công trình xây dựng;
– Các chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì công trình xây dựng và quy định các điều kiện nhằm mục đích bảo đảm an toàn lao động, ngoài ra còn phải đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.
3. Quy định về vấn đề điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng:
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 31 của Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng (sau được sửa đổi bởi ghị định số 35/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng), có ghi nhận về việc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng, cụ thể như sau:
– Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình được quyền điều chỉnh quy trình bảo trì khi phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, gây ảnh hưởng đến việc khai thác, sử dụng công trình và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
– Nhà thầu có trách nhiệm trong việc lập quy trình, sẽ phải có nghĩa vụ bảo trì, thực hiện quy trình sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi những nội dung bất hợp lý trong quy trình bảo trì, nếu nhận thấy do lỗi của mình gây ra và có quyền từ chối những yêu cầu điều chỉnh quy trình bảo trì không hợp lý của chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình;
– Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có quyền thuê nhà thầu khác có đủ điều kiện năng lực thực hiện sửa đổi, bổ sung thay đổi quy trình bảo trì trong trường hợp nhà thầu lập quy trình bảo trì ban đầu không thực hiện các việc này. Nhà thầu thực hiện sửa đổi, bổ sung quy trình bảo trì công trình xây dựng phải chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện;
– Đối với công trình sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì để thực hiện bảo trì, thì cần phải tuân thủ theo quy định pháp luật, và đặc biệt là khi tiêu chuẩn này được sửa đổi hoặc thay thế, thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện bảo trì theo nội dung đã được sửa đổi;
– Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm phê duyệt những nội dung điều chỉnh của quy trình bảo trì, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xây dựng năm 2020;
– Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
– Nghị định số 35/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.