Xoá đói giảm nghèo đang là vấn đề được quan tâm lớn hiện nay không chỉ của Việt Nam mà trên toàn thế giới. Vậy thì pháp luật hiện nay quy định như thế nào về, lãi suất và mức vay đối với hộ nghèo vay vốn làm nhà?
Mục lục bài viết
1. Hộ nghèo vay vốn làm nhà: Lãi suất và mức vay bao nhiêu?
1.1. Khái quát chung về hỗ trợ tín dụng đối với người nghèo:
Tín dụng đối với người nghèo là những khoản tín dụng chỉ dành riêng cho những người nghèo, có sức lao động nhưng thiếu vốn phát triển sản xuất trong một thời gian nhất định phải hoàn trả số tiền gốc và lãi, tùy theo từng nguồn có thể hưởng theo lãi suất ưu đãi khác nhau nhằm giúp người nghèo mau chóng vượt qua nghèo đói vươn lên hòa nhập cùng cộng đồng. Theo đó, tín dụng đối với người nghèo hoạt động theo các mục tiêu nguyên tắc, điều kiện riêng, khác với các loại hình đựng những yếu tố cơ bản sau:
– Về mục tiêu tín dụng, tín dụng đối với hộ nghèo nhằm vào việc giúp những người nghèo đói có vốn sản xuất kinh doanh nâng cao đời sống, hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm ngheo, không vì mục đích lợi lợi nhuận;
– Về nquyền tắc cho vay, cho vay hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất kinh doanh, hộ nghèo vay vốn phải là những hộ được xác định theo chuẩn thực nghèo đói được công bố trong từng thời kỳ, thực hiện cho vay có hoàn trả theo kỳ hạn đã thỏa thuận;
– Về điều kiện cho vay, tùy theo nguồn vốn, thời kỳ khác nhau, địa phương khác nhau có thể quy định các điều kiện cho phù hợp với thực tế. Nhưng một trong những điều kiện cơ bản nhất của tín dụng đối với hộ nghèo đó là khi vay vốn không phải thế chấp tài sản.
1.2. Lãi suất và mức vay khi hộ nghèo vay vốn làm nhà:
Nhìn chung, Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025, đã dành 2 chương quy định cụ thể về cho vay hỗ trợ đất ở (chương II) và nhà ở (chương III). Cụ thể, có những vấn đề cơ bản sau được ghi nhận:
Thứ nhất, về đối tượng vay vốn, theo Điều 14 của Nghị định số 28/2022/NĐ-CP có ghi nhận về đối tượng vay vốn hỗ trợ xây dựng và sửa chữ nhà ở bao gồm:
– Hộ nghèo dân tộc thiểu số;
– Hộ nghèo dân tộc Kinh cư trú hợp pháp ở các khu vực thuộc xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thứ hai, về điều kiện vay vốn theo Điều 15 của Nghị định số 28/2022/NĐ-CP có ghi nhận, một số đối tượng vay vốn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Cư trú hợp pháp tại địa phương và có tên trong danh sách hộ gia đình được thụ hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
– Thành viên đại diện vay vốn của hộ gia đình từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;
– Có phương án vay vốn phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay.
Thứ ba, về mục đích sử dụng vốn vay, theo Điều 16 của Nghị định số 28/2022/NĐ-CP có ghi nhận, khách hàng được vay vốn để sử dụng vào việc trang trải chi phí xây mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhà ở.
Thứ tư, về mức cho vay, theo Điều 17 của Nghị định số 28/2022/NĐ-CP có ghi nhận, mức cho vay do cơ quan có thẩm quyền là Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng vay vốn thỏa thuận tuy nhiên sẽ không vượt quá 40 triệu đồng/hộ. Ngoài ra thì thời hạn cho vay do Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng vay vốn thỏa thuận, nhưng tối đa là 15 năm. Trong 5 năm đầu, khách hàng chưa phải trả nợ gốc. Bên cạnh đó, mức lãi suất cho vay được tính như sau:
– Lãi suất cho vay bằng 3%/năm;
– Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
Ngoài ra, hộ nghèo dân tộc thiểu số còn được vay với một số chính sách sau:
– Cho vay hỗ trợ đất ở: Mức cho vay không vượt quá 50 triệu đồng/hộ;
– Cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề: Mức cho vay không vượt quá 77,5 triệu đồng/hộ.
2. Thủ tục, trình tự cho hộ nghèo vay vốn làm nhà và sửa chữa nhà:
Nhìn chung thì trình tự và thủ tục cho các đối tượng thuộc hộ nghèo vay vốn để họ làm nhà và sửa chữa nhà cửa sẽ trải qua một số giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Các chủ thể được xác định là hộ nghèo theo như phân tích ở trên thuộc đối tượng được vay vốn để làm nhà và sửa chữa nhà sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhìn chung thì bộ hồ sơ sẽ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau đây:
– Giấy đề nghị vay vốn và phương án sử dụng vay vốn, mẫu đơn xin vay vốn hộ nghèo theo quy định của pháp luật;
–
– Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ngân hàng chính sách do Tổ tiết kiệm và vay vốn lập.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ nêu trên thì người vay vốn sẽ nộp đến chủ thể có thẩm quyền để xin vay vốn. Tổ tiết kiệm và vay vốn cùng với các tổ chức đoàn thể khác sẽ tiến hành mở cuộc họp để bình xét công khai những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn theo như phân tích ở trên, sau đó lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn ngân hàng chính sách và trình lên cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành hoạt động xác nhận các đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã phường.
Bước 3: Tổ tiết kiệm và vay vốn sẽ gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới ngân hàng chính sách. Sau đó ngân hàng sẽ phê duyệt cho vay và thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp xã để báo cho các chủ thể vay vốn biết.
Bước 4: Các tổ chức đoàn thể cấp xã phường sẽ thông báo cho Tổ tiết kiệm và vay vốn. Tổ tiết kiệm và vay vốn sẽ thông báo cho hộ gia đình vay vốn biết về danh sách được vay, thời gian và địa điểm giải ngân theo quy định của pháp luật. Sau đó thì ngân hàng sẽ tiến hành hoạt động giải ngân trực tiếp cho người vay tại địa điểm giao dịch của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi hộ vay cư trú hoặc tại trụ sở của Ngân hàng chính sách nơi các chủ thể tiến hành hoạt động vay vốn.
3. Ý nghĩa và vai trò của hỗ trợ tín dụng, vay vốn ưu đãi đối với hộ nghèo:
Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, có nguyên nhân cơ bản và chủ yếu là do thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn. Vốn, kĩ thuật, kiến thức làm ăn là chìa khóa để thoát nghèo. Do không đáp ứng đủ vốn nhiều người rơi vào vòng luẩn quẩn, làm không đủ ăn, phải đi làm thuê, vay nặng lãi, cầm cố ruộng đất mong được đảm bảo cuộc sống tối thiểu hằng ngày, nhưng nguy cơ nghèo đói vẫn thường xuyên đe dọa. Mặt khác, do thiếu kiến thức làm ăn nên họ chậm đổi mới tư duy làm bão thủ với phương thức làm ăn truyền thống, sản phẩm sản xuất ra kém hiệu quả. Thiếu kiến thức và kỹ thuật là lực cản làm hạn chế tăng thu nhập và cải iện đời sống. Khi giải quyết được vốn cho người nghèo có tác động hiệu quả thiết thực. Có thể kể đến một số vai trò của hỗ trợ tín dụng, vay vốn ưu đãi đối với hộ nghèo như sau:
Thứ nhất, đây được xác định là động lực giúp người nghèo vượt qua nghèo đói. Người nghèo đói do nhiều nguyên nhân: Già, yếu, ốm, đau, không có sức lao động, lười lao động, thiếu kiến thức trong sản xuất, do điều kiện tự nhiên bất lợi, thiếu vốn … Trong thực tế bản chất những người nông dân là cần cù, tiết kiệm, nhưng nghèo đói là do thiếu vốn để sản xuất, thâm canh, kinh doanh. Vì vậy vốn đối với họ là điều kiện tiên quyết, là động lực đầu tiên giúp vượt qua khó khăn thoát nghèo. Khi có vốn trong tay, với bản chất cần cù họ thu nhập, cải thiện đời sống.
Thứ hai, tạo điều kiện cho người nghèo không phải vay nặng lãi, hiệu quả hoạt động kinh tế được nâng cao. Những người nghèo đói do hoàn cảnh bắt buộc để tiếp tục duy trì cuộc sống họ bằng lòng đi vay nặng lãi với mức lãi suất cao. Chính vì thế, khi nguồn vốn tín dụng đến tận tay người nghèo với số lượng lớn thì không còn thị trường cho các chủ cho vay nặng lãi.
Thứ ba, giúp người nghèo nâng cao với kiến thức tiếp cận với thị trường, có điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Cung ứng vốn người nghèo theo chương trình, với mục tiêu đầu tư cho sản xuất kinh doanh để xóa đói giảm nghèo thông qua kênh tín dụng thu hồi vốn và lãi đã bắt buộc người vay phải có tính toán để hiệu quả kinh tế cao. Để làm được điều đó họ phải học hỏi, tìm tòi, sáng tạo trong lao động sản xuất, tích lũy kinh nghiệm. Sản phẩm làm ra được trao đổi trên thị trường làm cho họ tiếp cận được với nền kinh tế thị trường một cách trực tiếp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025.