Nhiều doanh nghiệp có xu hướng thuê dịch vụ kế toán, kiểm toán bởi cách thức này có nhiều ưu điểm như nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm. Vì nhu cầu cung cấp dịch vụ kế toán càng phổ biến nên nhiều nhà đầu tư quyết định thành lập doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này. Vậy hộ kinh doanh có được kinh doanh dịch vụ kế toán không?
Mục lục bài viết
1. Hộ kinh doanh có được kinh doanh dịch vụ kế toán không?
Theo khoản 13 Điều 3 Luật Kế toán 2015 quy định về kinh doanh dịch vụ kế toán như sau: Kinh doanh dịch vụ kế toán là hoạt động cung cấp dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng, tiến hành lập báo cáo tài chính, tư vấn kế toán và một số công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán theo quy định của Luật này cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Hiện nay, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, hộ kinh doanh cũng có thể thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán nếu đảm bảo điều kiện đã được quy định tại Luật này. Trong phạm vi bài viết thì tác giả chỉ đề cập đến điều kiện để hộ gia đình được thực hiện hoạt động này.
Căn cứ quy định tại Điều 65 Luật Kế toán 2015 thì hộ kinh doanh được phép kinh doanh dịch vụ kế toán khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Cần đảm bảo rằng, hộ kinh doanh đủ yếu tố để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
– Cá nhân, đại diện nhóm cá nhân thành lập hộ kinh doanh phải là kế toán viên hành nghề để có thể duy trì và thực hiện được nghiệp vụ kế toán. Theo đó, cá nhân cần đảm bảo các yếu tố tiêu chuẩn sau đây:
+ Người để trở thành kế toán viên trước hết phải có trong mình những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
+ Về trình độ chuyên môn cũng cần có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính để đáp ứng được yêu cầu công việc;
+ Đã từng học qua lớp đào tạo để lấy chứng chỉ kế toán viên, đồng thời cũng đã đạt kết quả kỳ thi lấy chứng chỉ kế toán viên;
+ Xét đến trường hợp người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán cấp được Bộ Tài chính Việt Nam công nhận, đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán Việt Nam và có tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì được cấp chứng chỉ kế toán viên;
– Một điểm đặc biệt đối với điều kiện tham gia kinh doanh dịch vụ kế toán của hộ kinh doanh dịch vụ kế toán là không cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán vẫn được pháp luật chấp thuận hoạt động này;
– Bên cạnh việc đảm bảo các điều kiện nêu trên thì các trường hợp có nhu cầu kinh doanh lĩnh vực này cũng không nằm trong trường hợp hộ kinh doanh dịch vụ kế toán không được cung cấp dịch vụ kế toán. Căn cứ quy định tại Điều 68 Luật Kế toán 2015 thì hộ kinh doanh dịch vụ kế toán không được cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị kế toán khác khi người đại diện hộ kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc người trực tiếp thực hiện dịch vụ kế toán của hộ kinh doanh dịch vụ kế toán thuộc các trường hợp sau đây:
+ Nếu cá nhân đại diện hộ kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc bất kỳ ai là người đại diện thực hiện dịch vụ này là cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý, điều hành, kế toán trưởng của đơn vị kế toán, trừ trường hợp đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định;
+ Nhận thấy có mối quan hệ kinh tế, tài chính với đơn vị kế toán đó thì sẽ không đảm bảo được sự minh bạch trong mọi vấn đề hoạt động kinh doanh;
+ Cá nhân này cũng không đủ năng lực chuyên môn hoặc không đủ điều kiện để thực hiện dịch vụ kế toán;
+ Theo quy định thì người đang cung cấp dịch vụ làm kế toán trưởng cho khách hàng là tổ chức có quan hệ kinh tế, tài chính với đơn vị kế toán đó cũng nằm trong trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán;
+ Ngoài ra, đơn vị kế toán yêu cầu thực hiện những công việc không đúng với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp hoặc không đúng với yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, tài chính;
+ Trong các trường hợp khác nếu được quy định thì cũng phải tuân thủ theo luật định.
2. Cá nhân trong hộ kinh doanh muốn hành nghề dịch vụ kế toán cần đảm bảo yếu tố gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 58 Luật Kế toán 2015 thì cá nhân, đại diện nhóm cá nhân thành lập hộ kinh doanh phải được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ kế toán. Theo đó, người có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật kiểm toán độc lập được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Cá nhân cần đảm bảo là có năng lực hành vi dân sự;
+ Để có thể đảm nhiệm tốt được hoạt động kinh doanh của hộ gia đình thì cá nhân này cần có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán, thời gian được quy định là từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học;
+ Có trách nhiệm tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định.
– Người có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 58 thực hiện đăng ký hành nghề và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Việc cấp giấy chứng nhận hay thủ tục thu hồi được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
– Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán chỉ có giá trị khi người được cấp có
– Hiện nay, cũng cần lưu ý những người không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán gồm:
+ Cá nhân đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, Công an nhân dân bị nghiêm cấm thực hiện đăng ký hành nghề này;
+ Đồng thời, người có hành vi vi phạm và đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; hoặc người đã bị kết án một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích cũng nằm trong trường hợp này; Thậm chí, còn bao gồm cả những người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Người đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích bị giới hạn quyền đăng ký hoạt động này;
+ Đồng thời, cũng ghi nhận cả trường hợp bgười bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán mà chưa hết thời hạn 06 tháng, ( Mốc thời gian này được sử dụng tính từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt trong trường hợp bị phạt cảnh cáo hoặc chưa hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác) ;
+ Cuối cùng, cần nhắc đến là người bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán.
3. Trách nhiệm của hộ kinh doanh dịch vụ kế toán:
Khi tham gia vào hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán thì hộ gia đình cần tuân thủ các nghĩa vụ, trách nhiệm trong hoạt động của mình. Căn cứ quy định tại Điều 67 Luật Kế toán 2015 thì trách nhiệm của hộ kinh doanh dịch vụ kế toán như sau:
– Tôn trọng, tuân thủ thực hiện công việc kế toán liên quan đến nội dung dịch vụ kế toán thỏa thuận trong hợp đồng đã được giao kết;
– Về lĩnh vực kế toán thì cần có sự tìm hiểu, đào tạo bài bản để tuân thủ pháp luật về kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán;
– Với những dịch vụ kế toán cung cấp cho khác hành thì pải đứng ra chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về nội dung dịch vụ kế toán đã cung cấp và là người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra;
– Luôn cố gắng trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính;
– Trong lĩnh vực kế toán thì phải tuân thủ sự quản lý nghề nghiệp và kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán của Bộ Tài chính hoặc của tổ chức nghề nghiệp về kế toán được Bộ Tài chính ủy quyền.
– Đồng thời, mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Luật Kế toán năm 2015.
THAM KHẢO THÊM: