Hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hơp vi phạm trong lĩnh vực giống cây trồng.
Vi phạm hành chính thường được hiểu một cách chung nhất là hành vi vi phạm các quy tắc quản lý của Nhà nước nhưng không phải là tội phạm và bị xử lý theo thủ tục hành chính do những người có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành mà không phải là cơ quan Tòa án với các thủ tục tư pháp.
Trong trường hợp vi phạm trong lĩnh vực giống cây trồng nói riêng và vi phạm trong các lĩnh vực khác nói chung thì đều phải chịu những hình thức xử phạt nhất định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Tại Nghị định 114/2013/NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, cụ thể tại Điều 4 Nghị định 114/2013/NĐ – CP quy định về hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả khi có hành vi vi phạm, đó là:
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Tùy vào mức độ vi phạm mà người có hành vi vi phạm có thể phải chịu hình thức xử phạt là cảnh cáo hay phạt tiền.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
Thứ nhất, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề gồm: Giấy công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng; Quyết định chỉ định khảo nghiệm giống cây trồng.
Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng; Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng; Chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật; Chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ hai, đình chỉ hoạt động có thời hạn. Đối với từng hành vi vi phạm mà cơ quan Nhà nước có quyết định đình chỉ hoạt động của cơ sở có hành vi vi phạm trong một khoảng thời gian nhất định.
Thứ ba, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Đối với những phương tiện được sử dụng phục vi cho hành vi vi phạm trong lĩnh vực giống cây trồng thì sẽ bị tịch thu.
Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i
Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 114/2013/NĐ – CP quy định các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
Thứ nhất, buộc chuyển đổi mục đích sử dụng hạt giống cây trồng sản xuất không theo đúng quy trình đối với từng cấp giống đã quy định.
Thứ hai, buộc tái chế đối với những thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật có hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở lên so với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.