Hình thức xử lý kỷ luật đối với phó hiệu trưởng. Kỷ luật buộc thôi việc.
Hình thức xử lý kỷ luật đối với phó hiệu trưởng. Kỷ luật buộc thôi việc.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Thầy tôi là hiệu Phó chuyên môn của một trường trung học cơ sở, có chuyên môn tốt và thầy cũng là một đảng viên. Chủ tịch huyện tôi ra quyết định buộc thầy về làm Hiệu trưởng tại một trường trung học cơ sở khác nhưng thầy không nhận quyết định vì trường mới cách xa nhà. Chủ tịch huyện quyết định nếu thầy không nhận chức vụ mới sẽ nhận hình thức kỉ luật buộc thôi việc. Xin luật sư tư vấn giúp, trong trường hợp này thầy tôi có bị kỉ luật không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo như bạn trình bày, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện ra quyết định kỷ luật đối với Phó hiệu trưởng trường trung học cơ sở. Căn cứ Điều 79 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định Các hình thức kỷ luật đối với công chức như sau:
"1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
2. Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
3. Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.
4. Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức."
Điều 14 Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định hình thức xử lý kỷ luật Buộc thôi việc như sau:
"Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
3. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
4. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp;
5. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ
Theo thông tin bạn cung cấp, phó hiệu hưởng trường trung học cơ sở không chấp nhận quyết định thuyên chuyển công tác tới đơn vị mới và bị áp dụng hình thức kỉ luật buộc thôi việc. Trước tiên, bạn tham khảo nội quy nơi làm việc của trường trung học cơ sở nơi người phó hiệu trưởng đang làm việc có quy định cụ thể về việc xử lý kỷ luật hay không? Nếu có quy định về việc xử lý kỷ luật thì sẽ áp dụng theo nội quy nơi làm việc. Nếu không có quy định cụ thể thì phải xác định rõ người phó hiệu trưởng này đã vi phạm quy định nào? Nếu thuộc một trong những trường hợp trên thì sẽ bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc. Nếu không có căn cứ để kỷ luật buộc thôi việc như trên thì Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc là không đúng quy định pháp luật.