Thủ tục hải quan là những công việc được luật quy định phải thực hiện để hàng hoá được nhập khẩu vào một quốc gia hoặc được xuất khẩu ra khỏi biên giới của một quốc gia.
Thủ tục hải quan là những công việc được luật quy định phải thực hiện để hàng hoá được nhập khẩu vào một quốc gia hoặc được xuất khẩu ra khỏi biên giới của một quốc gia. Thủ tục hải quan giúp nhà nước quản lý hàng hoá trong nước và hàng hoá xuất ra nước ngoài từ đó đưa ra các chính bán và nhập các mặt hàng ổn định nền kinh tế quốc gia, tiếp đó việc làm thủ tục hải quan còn để nhà nước tính thuế và thu thuế đây là nguồn thu không nhỏ đối với mỗi quốc gia.
Thủ tục hải quan được quy định ở các văn bản pháp luật khác nhau, gồm nhiều bước, trong đó Khai hải quan là bước quan trọng để hàng hoá được nhập khẩu hoặc xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lý nghiệ vụ của hải quan.
Hình thức của tờ khai hải quan được quy định tại Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định như sau:
* Một tờ khai hải quan được khai tối đa 50 dòng hàng, nếu quá 50 dòng hàng thì người khai hải quan khai trên nhiều tờ khai hải quan. Trường hợp một lô hàng có nhiều mặt hàng thuộc các loại hình xuất khẩu, nhập khẩu để sản xuất, chế xuất, sản xuất xuất khẩu, gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài thì người khai hải quan được khai gộp các mặt hàng có cùng mã số hàng hóa theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư này, cùng xuất xứ, cùng thuế suất.
Khi khai gộp mã HS trên tờ khai hải quan, trị giá hóa đơn, trị giá tính thuế, số lượng của dòng hàng gộp mã HS là tổng trị giá hóa đơn, trị giá tính thuế, số lượng các dòng hàng đã gộp; không khai đơn giá hóa đơn của dòng hàng gộp mã HS.
* Trường hợp một mặt hàng có số tiền thuế vượt số ký tự của ô số tiền thuế trên tờ khai thì người khai hải quan được tách thành nhiều dòng hàng để khai trên tờ khai hải quan; trường hợp không thể tách được thành nhiều dòng hàng thì thực hiện khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy.
Trường hợp tổng số tiền thuế của tờ khai hải quan vượt số ký tự của ô tổng số tiền thuế trên tờ khai thì người khai hải quan được tách thành nhiều tờ khai hải quan.
* Trường hợp một lô hàng phải khai trên nhiều tờ khai hoặc hàng hóa nhập khẩu thuộc nhiều loại hình, có chung vận tải đơn, hóa đơn, khai trên nhiều tờ khai theo từng loại hình hàng hóa nhập khẩu tại một Chi cục Hải quan thì người khai hải quan chỉ phải nộp 01 bộ hồ sơ hải quan (trong trường hợp nộp hồ sơ giấy cho cơ quan hải quan); các tờ khai sau ghi rõ “chung chứng từ với tờ khai số … ngày …” vào ô “Phần ghi chú”.
Đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này, người khai hải quan chỉ phải nộp, xuất trình, lưu một bộ hồ sơ hải quan của các tờ khai hải quan thuộc cùng một lô hàng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
* Trường hợp số lượng thực tế của hàng hóa có số ký tự vượt quá 02 số sau dấu thập phân; trị giá hóa đơn có số ký tự vượt quá 04 số sau dấu thập phân; đơn giá hóa đơn có số ký tự vượt quá 06 số sau dấu thập phân, người khai hải quan thực hiện làm tròn số theo quy định để thực hiện khai báo. Số lượng, trị giá hóa đơn và đơn giá hóa đơn thực tế khai báo tại tiêu chí “Mô tả hàng hóa”.
* Khai trước thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
– Người khai hải quan phải khai trước các thông tin liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại điểm 2 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
– Thông tin khai trước có giá trị sử dụng và được lưu giữ trên Hệ thống tối đa là 07 ngày kể từ thời điểm đăng ký trước hoặc thời điểm có sửa chữa cuối cùng;
– Trường hợp chấp nhận thông tin khai trước, Hệ thống sẽ
– Người khai hải quan được sửa đổi, bổ sung các thông tin đã khai trước trên Hệ thống.