Kỷ luật viên chức là gì? Các hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức? Viên chức tự ý nghỉ làm không xin phép thì áp dụng hình thức kỷ luật nào?
Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở nước nay hiện nay ngày được chú trọng và quan thâm, vì đây là yếu tố then chốt trong việc xây dựng bộ máy hành chính nhà nước. Đối với các viên chức, khi có những vi phạm trong hoạt động của mình, thì cũng sẽ bị áp dụng những hình thức xử lý kỷ luật nhất định. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin về hình thức xử lý kỷ luật viên chức nói chung và xử lý kỷ luật đối với viên chức nghỉ làm không phép nói chung.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Kỷ luật viên chức là gì?
Viên chức được giải thích theo từ điển Luật học thì đó là người làm việc trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức phi chính phủ, tổ chức tư nhân được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch hoặc được giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Khái niệm này về viên chức rất rộng, với nhiều đối tượng khác nhau, mở rộng ra cả đối với tổ chức phi chính phủ, tổ chức, thi nhân, nên có phần xa rời bản chất của viên chức.
Tại Điều 2
Từ đó, có thể hiểu viên chức là công dân Việt Nam- là người đang có quốc tịch Việt Nam hoặc người có quốc tịch Việt Nam. Viên chức được tuyển dụng thông qua hình thức tuyển dụng (có thể là thi tuyển hoặc xét tuyển) thông qua ký kết hợp đồng làm việc, được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Và viên chức được hưởng lương từ ngân sách, từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Kỷ luật theo từ điển tiếng Việt là hình phạt đối với người phạm kỷ luật. Bên cạnh đó, có quan điểm cho rằng, kỷ luật dưới góc độ chung nhất, thì đó là tổng thể các quy định nhằm đảm bảo trật tự, nề nếp hoạt động nội bộ của mọi cơ quan, tổ chức của Nhà nước và xã hội nói chung cũng như sự tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định đó.
Theo từ điển Luật học thì trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức do vi phạm kỷ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Từ tất cả các khái niệm, quan điểm trên thì có thể hiểu kỷ luật viên chức chính là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền áp dụng hậu quả pháp lý bất lợi đối với viên chức vi phạm quy định pháp luật, điều lệ đạo đức nghề nghiệp hoặc vi phạm pháp luật khác.
Kỷ luật viên chức là một dạng trách nhiệm pháp lý bên cạnh các trách nhiệm hình sự, trách nhiệm vật chất, trách nhiệm hành chính. Cụ thể, thì kỷ luật viên chức là hình thức trách nhiệm pháp lý đối với viên chức có hành vi vi phạm kỷ luật của Nhà nước. Đó là hành vi vi phạm kỷ luật lao động, học tập, công tác,… được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức và phải chịu một hình thức kỷ luật nhất định theo quy định của pháp luật.
2. Các hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức
Viên chức vi phạm có thể bị áp dụng các hình thức khác nhau căn cứ vào tính chất và mức độ vi phạm. Hình thức kỷ luật viên chức là phương pháp, cách thức kỷ luật đối với viên chức, là hậu quả pháp lý bất lợi đối với viên chức khi vi phạm kỷ luật. Tại Điều 15 của Nghị định số 112/2020/NĐ- CP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có quy định về các hình thức xử lý kỷ luật viên chức như sau:
“Điều 15. Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
1. Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Buộc thôi việc.
2. Áp dụng đối với viên chức quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Buộc thôi việc.
Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.”
Như vậy, các hình thức kỷ luật đối viên chức bao gồm các hình thức đó chính là khiển trách, cảnh cáo, cách chức và buộc thôi việc, tuy nhiên hình thức ký luật đối với viên chức quản lý và viên chức không giữ chức vụ quản lý có sự khác biệt khi viên chức quản lý có hình thức xử lý cách chức. Trong đó các hình thức được sắp xếp mức độ tăng dần về kỷ luật, từ khiển trách đến cảnh cáo và đến buộc thôi việc. Buộc thôi việc là hình thức nặng nhất, khi buộc viên chức không được tiếp tục tại các cơ quan mà mình đang làm nữa và không còn là viên chức. Mỗi hình thức kỷ luật này được áp dụng đối với từng hành vi vi phạm khác nhau được quy định chi tiết tại Nghị định số 112/2020/NĐ- CP Nghị định số 112/2020/NĐ- CP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
3. Viên chức tự ý nghỉ làm không xin phép thì áp dụng hình thức kỷ luật nào?
Tự ý nghỉ làm không xin phép là việc viên chức không đi làm, tự ý nghỉ việc mà chưa có sự đồng ý của viên chức quản lý hoặc cán bộ quản lý mình. Vậy với hành vi tự ý nghỉ làm không xin phép thì áp dụng hình thức kỷ luật nào?
Nếu như trước đây tại Nghị định số 27/2012/NĐ- CP ngày 06 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức có quy định về hình thức xử lý kỷ luật đối với hành vi tự ý nghỉ việc được quy định tại Khoản 6 Điều 10, khoản 4 Điều 11, và khoản 5 Điều 13. Tuy nhiên, những quy định này hiện đã bị bãi bỏ, và nội dung này hiện được quy định tại Nghị định số 112/2020/NĐ- CP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ- CP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức quy định như sau:
“Điều 16. Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
2. Vi phạm quy định của pháp luật về: thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động; quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;”
Như vậy, việc nghỉ làm không xin phép vi phạm
Trên thực tế có rất nhiều trường hợp viên chức tự nghỉ ý việc với thời gian dài, việc nghỉ việc của viên chức gây hậu quả nghiêm trọng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức. Khi này thì hình thức kỷ luật nào được áp dụng và áp dụng như thế nào?
Theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 112/2020/NĐ- CP quy định:
“Điều 17. Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với viên chức
Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 Nghị định này mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;…”
Theo quy định này, thì có thể hiểu các viên chức trước đó đã bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với hành vi tự ý nghỉ việc mà lại tiếp tục nghỉ việc mà chưa có sự cho phép thì sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo. Hoặc trong trường hợp việc tự ý nghỉ việc của có tính chất, mức độ (nghỉ việc liên tiếp nhiều ngày) việc nghỉ việc gây ra tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác thì viên chức sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo.
Không chỉ dừng lại việc áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo, việc tự ý nghỉ việc của viên chức có thể bị áp dụng hình thức cách chức theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 112/2020/NĐ- CP. Tuy nhiên, cần lưu ý là hình thức kỷ luật này chỉ áp dụng đối với các viên chức quản lý tự ý nghỉ việc không phép. Theo quy định này, nếu viên chức đã bị xử lý kỷ luật với hình thức cảnh cáo về hành vi tự ý nghỉ việc mà còn tiếp tục nghỉ việc không phép thì cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác của viên chức sẽ xem xét áp dụng hình thức kỷ luật cách chức. Hoặc áp dụng hình thức này khi việc viên chức nghỉ việc có tính chất rất nghiêm trọng, gây ra tác hại rất lớn, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà viên chức công tác.
Và việc nghỉ việc của viên chức cũng hoàn toàn có thể bị áp dụng hình thức nghỉ việc buộc thôi việc. Hình thức buộc thôi việc này sẽ áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý khi họ đã bị áp dụng hình phạt cảnh cáo mà vẫn tiếp tục vi phạm hoặc việc tự ý nghỉ việc là lần đầu nhưng là vi phạm đặc biệt nghiêm trọng. Còn viên chức quản lý sẽ bị áp dụng hình thức này khi họ đã bị xử lý kỷ luật cách chức về hành vi tự ý nghỉ việc mà vẫn tiếp tục vi phạm hoặc những viên chức này cũng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng dù vi phạm lần đầu. (Điều 19
Như vậy, đối với từng trường hợp nghỉ việc cụ thể, căn cứ vào tính chất, thời gian của việc nghỉ việc, lý do nghỉ việc, tác hại của việc nghỉ việc gây ra mà áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật cho phù hợp.