Hình thức kỷ luật đối với công an nhân dân sinh con thứ ba. Đảng viên sinh con thứ ba bị kỷ luật thế nào?
Hình thức kỷ luật đối với công an nhân dân sinh con thứ ba. Đảng viên sinh con thứ ba bị kỷ luật thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang công tác trong lực lượng CAND, tôi kết hôn và sinh đôi lần đầu 2 con trai. Tôi muốn sinh con thứ 3 thì bị hình thức kỉ luật nào và vi phạm như vậy thì sau này tôi phấn đáu thăng chức có bị ảnh hưởng gì không? Tôi xin cảm ơn?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số 2003;
– Văn bản hợp nhất 12/VBHN-BCA.
2. Luật sư tư vấn:
Theo Điều 2 Nghi định 20/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số 2003; Nghị định 18/2011/NĐ-CP sửa đổi khoản 6 Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP thì các trường hợp sau được coi là không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con. Cụ thể Điều 2 quy định như sau:
"1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);
b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.”
7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh."
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên thì những trường hợp không coi là vi phạm quy định về số con của mỗi cặp vợ chồng, gồm: sinh lần đầu mà sinh 3 trở lên; đã có 1 con, sinh lần thứ 2 mà sinh đôi trở lên; trường hợp sinh lần thứ 3 nhưng cả 2 con hoặc 1 trong 2 con sinh trước đó bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo được cơ sở y tế có thẩm quyền (theo quy định của Bộ Y tế) xác nhận không có khả năng lao động và phát triển bình thường. Ngoài ra, trường hợp cả vợ và chồng là người dân tộc thiểu số (hoặc một trong hai người là người dân tộc thiểu số) mà dân tộc đó có số dân dưới 10.000 người (theo số liệu công bố chính thức của Nhà nước) thì số con của mỗi cặp vợ chồng thực hiện theo quy định của Nhà nước
Theo đó, đối với trường hợp của bạn, bạn đã kết hôn và sinh đôi được hai cháu nhưng lại không nằm trong các trường hợp đã quy định ở trên về trường hợp sinh con không bị coi là vi phạm chế độ kế hoạch hóa gia đình. Do đó, trong trường hợp cả vợ và chồng không phải người dân tộc thiểu số (hoặc một trong hai người là người dân tộc thiểu số) mà dân tộc đó có số dân dưới 10.000 người thì việc bạn muốn sinh con thứ 3 được coi là vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Do đó, đối với cán bộ, chiến sĩ, công nhân, viên chức, lao động hợp đồng trong Công an nhân dân sinh con vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình sẽ bị áp dụng các hình thức kỷ luật sau:
Điều 5 Văn bản hợp nhất 12/VBHN-BCA về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, chiến sĩ, công nhân, viên chức trong Công an nhân dân sinh con vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình quy định:
"1. Cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy vi phạm lần thứ nhất thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Nếu vi phạm lần thứ hai thì bị kỷ luật bằng hình thức giáng chức và giáng một cấp bậc hàm hoặc hạ một bậc lương (đối với cán bộ hưởng lương vượt khung). Nếu tiếp tục vi phạm lần ba thì xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức, đồng thời giải quyết cho chuyển ra khỏi lực lượng Công an nhân dân (xuất ngũ, thôi việc, chuyển ngành) hoặc cho nghỉ hưu (nếu đủ điều kiện).
2. Cán bộ, chiến sĩ không giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy vi phạm lần thứ nhất thì xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Nếu vi phạm lần thứ hai thì bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo. Nếu tiếp tục vi phạm lần thứ ba thì xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng một cấp bậc hàm, đồng thời giải quyết cho chuyển ra khỏi lực lượng Công an nhân dân (xuất ngũ, thôi việc, chuyển ngành) hoặc cho nghỉ hưu (nếu đủ điều kiện).
3. Cán bộ, chiến sĩ là người dân tộc thiểu số (thuộc đối tượng quy định tại khoản 4, Điều 4 Thông tư số 02/2010/TT-BCA ngày 13 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng) sinh con vi phạm lần thứ nhất thì xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Nếu vi phạm lần thứ hai thì xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo. Nếu vi phạm lần thứ ba trở đi thì mỗi lần vi phạm bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng một cấp bậc hàm hoặc hạ một bậc lương (đối với cán bộ hưởng lương vượt khung).
4. Lao động hợp đồng vi phạm lần thứ nhất thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Nếu vi phạm lần thứ hai thì bị xử lý bằng hình thức kéo dài thời hạn nâng lương sáu tháng. Nếu vi phạm lần thứ ba thì bị kỷ luật bằng hình thức sa thải (không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 4, Điều 4 Thông tư số 02/2010/TT-BCA ngày 13 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng).
5. Trường hợp cán bộ, chiến sĩ sinh con vi phạm số con theo quy định mà không báo cáo, khi tổ chức phát hiện thì xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức (nếu giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy), giáng một cấp bậc hàm hoặc hạ một bậc lương (đối với cán bộ hưởng lương vượt khung) và giải quyết cho chuyển ra khỏi lực lượng Công an nhân dân (xuất ngũ, thôi việc, chuyển ngành) hoặc cho nghỉ hưu (nếu đủ điều kiện); nếu là lao động hợp đồng thì xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải.
6. Cán bộ, chiến sĩ sinh con vi phạm số con quy định từ trước ngày 22 tháng 3 năm 2005 (ngày Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 47-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình) mà tổ chức chưa xem xét, xử lý thì nay không xem xét, xử lý; trường hợp vi phạm sau ngày 22 tháng 3 năm 2005 đến trước ngày Thông tư số 02/2010/TT-BCA ngày 13 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công an có hiệu lực thi hành mà chưa xem xét, xử lý thì xử lý kỷ luật theo quy định tại Quyết định số 20/2005/QĐ-BCA (X13) ngày 10 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Công an; trường hợp vi phạm sau ngày 28 tháng 02 năm 2010 đến trước ngày Thông tư này có hiệu lực mà chưa xem xét, xử lý thì xử lý theo quy định tại Thông tư số 02/2010/TT-BCA, ngày 13 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công an.
(Cán bộ, chiến sĩ là đảng viên sinh con vi phạm quy định thì ngoài việc bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 5 Thông tư này còn phải xử lý kỷ luật về đảng theo Quy định số 94-QĐ/TW ngày 15 tháng 10 năm 2007 và
Quyết định số , ngày 24 tháng 3 năm 2011 của Bộ Chính trị và các hướng dẫn thực hiện về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm)."09-QĐ/TW
Áp dụng những quy định trên với việc bạn có đang giữ các chức danh lãnh đạo hay không sẽ có mức xử lý kỷ luật khác nhau. Bạn có thể tham khảo quy định trên để xác định chính xác hình thức kỷ luật cho mình nếu sinh con thứ 3 vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình. Việc vi phạm như vậy có ảnh hưởng tới việc thăng chức của bạn hay không còn căn cứ vào các quy định riêng của ngành bạn đang công tác.