Thuật ngữ "hình sự hóa" không còn quá xa lạ hiện nay khi mà các cơ quan tiến hành tố tụng có những nhầm lẫn trong việc áp dụng pháp luật. Hiện nay có rất nhiều quan điểm đang còn tranh cãi về vấn đề này. Vậy hình sự hóa là gì? Việc hình sự hóa quan hệ, giao dịch dân sự như thế nào? Bài viết sẽ làm rõ những vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Hình sự hóa là gì?
Hình sự hóa là khái niệm pháp lý được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực lập pháp hình sự. Hình sự hóa được hiểu là việc biến một hành vi vốn không bị vi phạm pháp luật hay có vi phạm nhưng chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự trở thành tội phạm và bị xử lý hình sự. Ngoài ra, hình sự hóa còn được hiểu là việc quy định hình phạt hay xác định loại hình phạt, khung hình phạt, điều kiện quyết định hình phạt đối với các loại tội phạm.
Nội dung hình sự hóa là việc quy định mới chế tài hình sự đối với hành vi mới có tính nguy hiểm đáng kể bị coi là tội phạm hoặc tăng nặng loại, mức hình phạt đối với một số loại tội phạm trong Bộ luật hình sự. Chính vì vậy mà nhiều ý kiến cho rằng hình sự hóa là hoạt động lập pháp hình sự và chỉ có cơ quan có thẩm quyền là Quốc hội mới được tiến hành hoạt động này.
Tuy nhiên trong thực tiễn thường sử dụng thuật ngữ “hình sự hóa” như một cách để nói về thực trạng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của cơ quan tiến hành tố tụng, gắn liền với hiện tượng tiêu cực của công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Thực chất của vấn đề này là sự sai lầm trong việc áp dụng pháp luật hình sự dẫn đến xảy ra oan sai. Sự sai lầm này có thể là do cố ý hoặc vô ý. thể hiện ở việc cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố, điều tra, truy tố (tức là áp dụng pháp luật hình sự, áp dụng pháp luật tố tụng hình sự) ngay cả đối với hành vi chưa phạm tội (chưa đủ cấu thành tội phạm quy định trong Bộ luật hình sự). Tuy nhiên, thuật ngữ “hình sự hóa” được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn không phải là thuật ngữ khoa học pháp lý hình sự.
Hình sự hóa trong Tiếng Anh là “penalisation”.
2. Quy định về hình sự hóa quan hệ, giao dịch dân sự:
“Hình sự hóa quan hệ, giao dịch dân sự” có thể được hiểu là việc cơ quan, người tiến hành tố tụng hình sự áp dụng không đúng pháp luật hình sự để giải quyết các tranh chấp, vi phạm pháp luật và trình tự tố tụng được áp dụng trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự mà đáng lẽ phải dùng pháp luật, trình tự thủ tục tố tụng dân sự để giải quyết gây nên oan sai cho người vô tội.
Ví dụ: A cho B vay tài sản và B chưa có điều kiện trả A, hiện tại A không liên lạc được cho B. Theo quy định của pháp luật hình sự thì nếu B dùng thủ đoạn gian dối, đưa ra các thông tin không đúng sự thật nhằm chiếm đoạt tài sản đó thì sẽ bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174
Việc “hình sự hóa quan hệ, giao dịch dân sự” trên thực tế gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho chính bản thân người bị xử lý lẫn gia đình của họ cũng như tác động xấu đến trật tự an toàn xã hội. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu, làm rõ vấn đề “hình sự hóa quan hệ, giao dịch dân sự” thông qua các vụ án cụ thể rồi từ đó có những phân tích, đánh giá toàn diện, chính xác để đưa ra những giải pháp hiệu quả khắc phục là việc làm hết sức cần thiết.
3. Thực tiễn vấn đề hình sự hóa trong các vụ án lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
Trong thực tiễn hoạt động tư pháp, có nhiều lúc khái niệm “hình sự hoá” đã được vận dụng để chỉ việc một cơ quan tư pháp, trước hết khởi tố điều tra, quy kết một hành vi, chẳng hạn, mang tính chất hoàn toàn dân sự như trả khoản nợ đến hạn nhưng theo yêu cầu của chủ nợ do con nợ dây dưa không chịu trả nợ, thành hành vi có dấu hiệu hình sự và khởi tố về tội có dấu hiệu lừa đảo hay lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Lịch sử tố tụng Việt Nam đã và đang có không ít “vết đen”, khi không chỉ người dân, mà cả các doanh nghiệp khi xảy ra tranh chấp thương mại cũng “vướng” vòng lao lý, dù họ không phạm tội.
Cụ thể là vụ án một doanh nghiệp ở Bạc Liêu phát sinh tranh chấp với ngân hàng trong quá trình vay mượn. Sợ doanh nghiệp tẩu tán tài sản nên ngân hàng đã có đơn đề nghị công an giám sát và bất ngờ công an khởi tố vụ án tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo hồ sơ, Công ty Minh Hiếu do vợ chồng ông Ngô Chí Dũng thành lập. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty có quan hệ tín dụng với BIDV Bạc Liêu. Từ ngày 21-7-2010 đến tháng 5-2013, Công ty Minh Hiếu đã được BIDV Bạc Liêu giải ngân cho vay tổng cộng ở 116
Cuối năm 2012 đầu 2013, do khó khăn nên công ty đã tự ý đứng ra bán một số tài sản đảm bảo (được dùng để thế chấp bổ sung) mà chưa thông báo với phía ngân hàng. Vì vậy, BIDV Bạc Liêu có đơn gửi Công an tỉnh đề nghị hỗ trợ, giám sát. Ngược lại, phía Công ty Minh Hiếu cũng cho rằng ngân hàng chưa giải ngân đầy đủ theo thỏa thuận, dẫn đến hai bên tranh chấp. Sau đó, BIDV Bạc Liêu khởi kiện Công ty Minh Hiếu ra tòa. Trong khi TAND thị xã Giá Rai đang thụ lý, giải quyết lại vụ án thì ngày 21-3-2016, Công an tỉnh Bạc Liêu có quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” (hành vi này đã được tách ra điều tra sau) xảy ra tại BIDV Bạc Liêu. Vụ án đã được TAND tỉnh Bạc Liêu đưa ra xét xử và tuyên phạt 3 bị cáo trên tổng cộng 48 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cả 3 bị cáo đồng loạt kháng cáo kêu oan.
Bản án phúc thẩm của TAND cấp cao tại TP.HCM ngày 27-2-2019 cho rằng trước khi vụ án được khởi tố, BIDV Bạc Liêu đã khởi kiện vụ án dân sự để đòi tiền của Công ty Minh Hiếu và hai bên đã thỏa thuận được với nhau. Tuy nhiên, khi đang thỏa thuận thi hành án thì cơ quan điều tra lại khởi tố vụ án. Như vậy trong cùng một thời điểm, cùng một vụ việc nhưng hai cơ quan tố tụng lại vừa xử lý mặt dân sự vừa khởi tố hình sự là trái pháp luật.
Một vụ án khác xảy ra vào năm 2010, bà Nguyễn Thị H có vay tiền của nhiều người với tổng số tiền khoảng 450.000.000 đồng để làm vốn kinh doanh. Do bị thua lỗ, bà H không có tiền trả nợ như đã cam kết với các chủ nợ nên bị các chủ nợ tiến hành khởi kiện ra Tòa. Trong quá trình thụ lý, kiểm tra xác minh, Tòa án nhận định là đủ cơ sở kết luận và H có vay tiền các chủ nợ nói trên. Tuy nhiên bà H lại một mực chối cãi chữ ký trong các hợp đồng vay tiền không phải của bà. Căn cứ Kết luận giám định: Chữ ký người vay nợ trong các biên bản mà chủ nợ cung cấp đúng là của bà H. Tòa án cho rằng hành vi của bà H có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nên ban hành Công văn đề nghị Viện kiểm sát truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bà H. Căn cứ kết quả kiểm tra xác minh, thu thập chứng cức ban đầu, Cơ quan điều tra tiến hành khởi tố vụ án và bị can H về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175
Sau khi vụ án có kết luận điều tra, Viện kiểm sát truy tố bị can ra trước Tòa án cấp huyện và quyết định truy tố trên được Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận và ra bản án kết tội đối với bà H. Không đồng ý với bản án sơ thẩm, bị cáo kháng cáo bản án theo trình tự phúc thẩm. Tòa cấp phúc thẩm cho rằng, cấp sơ thẩm có thiếu sót là chưa làm rõ nguyên nhân dẫn đến việc bà H mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, và thiếu sót này cấp phúc thẩm không thể khắc phục được nên quyết định hủy toàn bộ bản án, trả về cấp sơ thẩm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử lại theo thủ tục chung. Sau khi Cơ quan điều tra tiến hành điều tra lại đối với vụ án thì vấn đề bà H mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn là do bị thua lỗ trong kinh doanh. Cơ quan chức năng chỉ dựa vào tình tiết bà H không thừa nhận chữ ký củ bà trong các biên nhận nợ để khởi tố, truy tố, xét xử sơ thẩm là vội vàng và thiếu cẩn trọng gây nên oan sai cho người vô tội.