Khi có tranh chấp, vi phạm xảy ra, việc phân định rạch rồi giữa tranh chấp dân sự với tội phạm hình sự không phải vấn đề đơn giản. Mặc dù ranh giới giữa hai vấn đề này là rất mong manh nhưng hậu quả pháp lý và cách giải quyết lại khác nhau rất lớn. Trường hợp vi phạm có thể dẫn tới oan sai, bỏ lọt tội phạm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của các bên.
Mục lục bài viết
1. Hình sự hóa là gì?
Hiện nay, hiện tượng một số hành vi vi phạm nghĩa vụ xác lập từ các giao dịch dân sự, kinh tế không cấu thành tội phạm bị khởi tố, điều tra, truy tố hoặc xét xử theo pháp luật hình sự và tố tụng hình sự đang là vấn đề bức xúc được dư luận, giới nghiên cứu và các nhà hoạt động thực tiễn đặc biệt quan tâm. Tình trạng này không chỉ gây nhiều thiệt hại trực tiếp đối với không ít người dân, các nhà doanh nghiệp mà còn làm tổn hại môi trường đầu tư, kinh doanh, gây mất niềm tin vào nền công lí và nền tư pháp. Thực tiễn ấy đòi hỏi phải có sự quan tâm nghiên cứu, luận giải của các nhà khoa học pháp lí để sớm có giải pháp khắc phục.
Và đây chính là một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước, để có thể phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm những hành vi vi phamk, tránh trường hợp bỏ lọt tội phạm. Cụm từ “hình sự hóa” cũng được sử dụng nhiều vào thực tiễn hơn khi có rất nhiều trường hợp đang diễn ra. Khi đề cấp đến cụm từ này thì chúng ta nên hiểu là hành vi đó trước không bị pháp luật câm hoặc dù có bị pháp luật cấm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vẫn còn được xem là chưa đến mức áp dụng loại chế tài theo quy định của Bộ luật hình sự cho hành vi đó dựa vào các yếu tố tác động như hoàn cảnh mới, khi tình hình xã hội thay đổi, mức độ nguy hiểm của hành vi đó cho xã hội được xác định tại thời điểm đó bị tăng lên, gây ra những hậu quả cực kỳ nguy hiểm
Như vậy, chúng ta có thể hiểu hình sự hóa là một thủ tục pháp ký biến một hành vi vốn không bị pháp luật xử lý hoặc chỉ bị xử lý bằng một chế tài khác và nhẹ thành một hành vi có tính tội phạm và bị pháp luật xử lý băng chế tài hình sự – loại chế tài nặng nhất.
Hình sự hóa tiếng Anh là Penalisation.
Hình sự: Criminal.
Tội phạm hoá: Criminalisation.
Phi tội phạm hoá: Decriminalisation.
Phi hình sự hoá: Depenalisation.
Khái niệm về hình sự hóa được dịch sang tiếng anh như sau:
Criminalization is a legal procedure that turns an act that is not handled by the law or is only dealt with by a different and light sanction into a criminal act and is subject to criminal sanctions by the law. the – the most severe type of sanctions.
2. Đâu là ranh giới giới giữa tội phạm hình sự với tranh chấp dân sự:
Tội phạm hình sự là những đối tượng thực hiện những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và đủ các yếu tố cấu thành tội phạm là mặt chủ quan, chủ thể, khách thể và khách quan. Một hành vi phạm tội hình sự sẽ được áp dụng khung hình phạt của Bộ luật hình sự để xử lý. Tội phạm hình sự được phân chia thành tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng. Độ tuổi để có thể chịu trách nhiệm hình sự là từ 16 tuổi trở lên sẽ chịu trách nhiệm hình sự cho rất cả các hành vi phạm tội mà mình thực hiện và với người từ đủ 14 tuổi những chưa được 16 tuổi sẽ phải chịu xử phạt hình sự nếu phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đối với những hành vi vi phạm đến sức khỏe, tính mạng con người.
- Tranh chấp dân sự là những hành vi gây mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân, tổ chức trong các quan hệ về nhân thân hoặc tài sản.
Như vậy, chúng ta có thể thấy tranh chấp dân sự và tội phạm hình sự có ranh giới pháp lý khá mong manh, khó có thể xác định được đâu là tội phạm hình sự, đâu là tranh chấp dân sự. Và đây cũng chính là một vất đến luôn luôn “nóng”, được xã hội và người dân quan tâm. Vì nhiều người mặc dù đã đọc những văn bản pháp luật và được pháp luật xác định rõ nhưng việc nhận thức, phân biệt được gặp rất nhiều khó khăn.
Chúng ta có thể biết, tội phạm hình sự chính là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được Bộ luật hình sự bảo vệ và được áp dụng khung hình phạt được quy định trong Bộ luật để xử lý và thông thường những hành vi có tính chất gây nguy hiểm cho xã hội nghiêm trọng. Còn, chỉ là những hành vi vướng mắc về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của hai bên, những tổn thất về tài sản, ảnh hưởng đến quyền lợi được hưởng của bên kia hoặc có liên quan đến xác nhận mối quan hệ nhân thân, người đại diện theo pháp luật, người giám hộ…thì chỉ là tranh chấp dân sự. Và ngược lại nếu hành vi đó gây nguy hiểm cho xã hội nhưng hội tụ 04 yếu tố cấu thành tội phạm là mặt chủ quan, khách quan, chủ thể và khách thể thì đây chính là hành vi của tội phạm hình sự.
Ví dụ:
- Tội phạm hình sự: A sử dụng dao đâm nhiều nhát vào phần bụng của B, khiến B tử vọng tại chỗ. Đây chính là hành vi gây nguy hiểm đặc biệt cho xã hội và có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội cố ý giết người.
- Tranh chấp dân sự: Cũng là A nhưng không sử dụng hung khí chỉ dùng tay đánh nhau với B trong giờ làm việc thì đây là hành vi vi phạm nội quy làm việc của công ty và sẽ bị xử lý theo
nội quy công ty , trường hợp A và B đánh nhau khiến cho máy móc của công ty bị hư hỏng thì A và B cũng nhau chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty, đây là hành vi tranh chấp dân sự.
Như vậy, những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội là những điều không thể tránh khỏi trong đời sống khi nhiều vấn đề cạnh tranh được phát sinh gay gắt và khốc liệt. Chính vì vậy, nhiệm vụ của cơ quan chức năng có thẩm quyền có vai trò rất quan trọng đối với xã hội.
3. Sự khác biệt cơ bản giữa tội phạm hình sự và tranh chấp dân sự:
Hình sự | Dân sự | |
Luật áp dụng | Bộ luật Hình sự Bộ luật Tố tụng hình sự | Bộ luật Dân sự Bộ luật Tố tụng dân sự |
Quan hệ pháp luật bị vi phạm | Chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, lợi ích của Nhà nước, tổ chức, trật tự pháp luật được pháp luật hình sự bảo vệ | Các quan hệ giữa các chủ thể hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm được pháp luật dân sự bảo vệ |
Cơ quan tiến hành tố tụng | a) Cơ quan điều tra; b) Viện kiểm sát; c) | a) b) Viện kiểm sát. |
Người tiến hành tố tụng | a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra; b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên. | a) Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; b) Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. |
Người tham gia tố tụng | – Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố; – Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; – Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; – Người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại; – Đương sự: Nguyên đơn dân sự; Bị đơn dân sự; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; – Người làm chứng, người chứng kiến; – Người giám định; – Người định giá tài sản; – Người phiên dịch, người dịch thuật; – Người bào chữa; – Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; – Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; – Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác. | – Đương sự: Nguyên đơn; Bị đơn; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Người yêu cầu giải quyết việc dân sự; – Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự; – Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; – Người làm chứng; – Người giám định; – Người phiên dịch; – Người đại diện. |
Bắt đầu quá trình tố tụng | Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội. | Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán ra |
Nghĩa vụ chứng minh | Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. | Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự. |
Thỏa thuận | Người bị buộc tội không có quyền thỏa thuận với các chủ thể tham gia tố tụng khác. | Đương sự có quyền thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. |
Người bào chữa | Người bị buộc tội nhờ hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định những người sau làm người bào chữa: a) Luật sư; b) Người đại diện của người bị buộc tội; c) Bào chữa viên nhân dân; d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Tùy từng trường hợp người bào chữa vắng mặt mà Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc tiếp tục xét xử. Người bào chữa chỉ định vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa. | Không có chủ thể này |
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự | Bị hại, đương sự có thể nhờ những người sau bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình: a) Luật sư; b) Người đại diện; c) Bào chữa viên nhân dân; d) Trợ giúp viên pháp lý. | Đương sự có thể yêu cầu những người sau bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình: a) Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư; b) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý; c) Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong vụ việc lao động theo quy định của pháp luật về lao động, công đoàn; d) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có án tích hoặc đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an. |
Các biện pháp tố tụng | – Các biện pháp ngăn chặn: giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
– Các biện pháp cưỡng chế: áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản.
| Các biện pháp khẩn cấp tạm thời: 1. Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. 2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng. 3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm. 4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. 5. Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt 6. Kê biên tài sản đang tranh chấp. 7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp. 8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp. 9. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác. 10. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ. 11. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. 12. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định. 13. Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ. 14. Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình. 15. Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu. 16. Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án. Ngoài ra cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể dẫn giải người làm chứng. |
Các giai đoạn tố tụng | 1. Khởi tố 2. Điều tra 3. Truy tố 4. Xét xử sơ thẩm 5. Xét xử phúc thẩm (nếu có) 6. Thi hành án 7. Giám đốc thẩm, tái thẩm (nếu có) | 1. Thụ lý vụ án 2. Chuẩn bị xét xử 3. Xét xử sơ thẩm 4. Xét xử phúc thẩm (nếu có) 5. Thi hành án 6. Giám đốc thẩm, Tái thẩm (nếu có) |
Điều tra viên và những người khác tại phiên tòa xét xử | Trong quá trình xét xử, khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể triệu tập Điều tra viên, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thụ lý, giải quyết vụ án và những người khác đến phiên tòa để trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án. | Không có quy định này |
Giới hạn của việc xét xử | 1. Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử. 2. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố. 3. Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó. | Tòa án chỉ thụ lý và giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự |
Hậu quả pháp lý | Tòa án có thể buộc bị cáo chịu một trong các hình phạt đồng thời với hình phạt bổ sung sau: 1. Hình phạt chính bao gồm: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền; c) Cải tạo không giam giữ; d) Trục xuất; đ) Tù có thời hạn; e) Tù chung thân; g) Tử hình. 2. Hình phạt bổ sung bao gồm: a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; b) Cấm cư trú; c) Quản chế; d) Tước một số quyền công dân; đ) Tịch thu tài sản; e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính. Sau khi thi hành án: người bị kết án phải chịu án tích trong thời hạn nhất định Đối với vấn đề dân sự được giải quyết chung với vụ án hình sự: bị đơn dân sự phải bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn dân sự | Bên thua kiện bị buộc phải thực hiện một trong các nghĩa vụ sau: – Chấm dứt hành vi xâm phạm – Xin lỗi, cải chính công khai – Thực hiện nghĩa vụ – Bồi thường thiệt hại |