Hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội là gì? Phân tích các đặc điểm của hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội?
Mục lục bài viết
1. Hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội là gì?
Phạt tiền là hình phạt chính trong hệ thống các thang hình phạt của Pháp luật Việt Nam, bắt buộc người phạm tội phải nộp một khoản tiền sang công quỹ Nhà nước, do Tòa án tuyên phạt đối với người phạm tội. Như vậy, hình phạt tiền là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của Nhà nước, có hai hình thức xử lý phạt tiền là xử lý vi phạm hành chính theo quy định của
Theo hệ thống pháp luật Hình sự Việt Nam được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015, hình phạt tiền là hình phạt duy nhất đặc biệt có thể áp dụng được với cả hai chủ thể của tội phạm và vừa có thể áp dụng làm hình phạt chính, vừa áp dụng làm hình phạt bổ sung đối với cá nhân hoặc Pháp nhân thương mại phạm tội. Căn cứ vào bản chất của Pháp nhân thương mại là hoạt động vì mục đích lợi nhuận, nên Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định hình phạt tiền là hình phạt chủ yếu và được áp dụng phổ biến nhất đối với Pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tịch thu, tước đoạt một phần tài sản nhất định của Pháp nhân thương mại phạm tội sung công quỹ nhà nước.
Trong Bộ luật Hình sự năm 2015, phạt tiền là hình phạt chính được quy định đối với toàn bộ 33 điều luật về tội phạm cụ thể thuộc phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Trong tổng số 112 khung hình phạt của 33 điều luật về tội phạm được quy định tại Điều 76 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì có 63 khung hình phạt quy định phạt tiền là hình phạt duy nhất, 28 khung hình phạt quy định hình phạt tiền cùng với hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn để Tòa án lựa chọn khi áp dụng làm hình phạt.
Phạt tiền với tư cách là hình phạt bổ sung được quy định đối với 29 trên 33 điều luật về tội phạm cụ thể trong sự lựa chọn với các hình phạt bổ sung khác áp dụng với pháp nhân thương mại phạm tội. Nếu Tòa án áp dụng hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội là hình phạt chính thì không được áp dụng hình phạt này là hình phạt bổ sung.
Tuy nhiên, nếu Tòa án áp dụng hình phạt khác như đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là hình phạt chính thì có thể áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội nếu điều luật về tội phạm có quy định phạt tiền là hình phạt bổ sung. Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 77 Bộ luật Hình sự năm 2015, mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng.
Như vậy, khi quyết định phạt tiền Tòa án cũng phải dựa vào những căn cứ chung về quyết định hình phạt quy định tại Điều 83 Bộ luật Hình sự năm 2015 và đồng thời phải xem xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội cũng như sự biến động của giá cả tại thị trường để xác định mức tiền phạt cụ thể nhằm bảo đảm hình phạt tiền có tính khả thi trong thực tiễn chấp hành.
Từ những điều trên, có thể kết luận đơn giản về định nghĩa hình phạt tiền đối với Pháp nhân thương mại như sau: Hình phạt tiền đối với Pháp nhân thương mại phạm tội là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của nhà nước, nhằm tước đi một phần tài sản nhất định của người hay Pháp nhân thương mại bị kết án để sung công quỹ Nhà nước, qua đó đạt đến mục đích trừng trị, răn đe, giáo dục và tạo cơ hội cải tạo Pháp nhân thương mại phạm tội của pháp luật.
2. Đặc điểm của hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
Để hiểu biết và khái quát một cách tổng quát về hình phạt này, trước hết ta cần chỉ ra được những đặc điểm chính của Hình phạt tiền đối với Pháp nhân thương mại phạm tội như sau:
Thứ nhất, hình phạt tiền đối với Pháp nhân thương mại phạm tội là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của Nhà nước.
Nhà nước cai quản xã hội bằng luật pháp, luật pháp đạt được mục đích trừng phạt tội phạm thông qua hình phạt, trong đó hình phạt được phân chia ra nhiều mức độ nghiêm khắc từ thấp đến cao, nhưng những hình phạt được quy định bằng văn bản pháp luật rõ ràng đều là những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước, và được Nhà nước đảm bảo thực hiện, có nghĩa rằng nhà nước đã trao cho các quy phạm pháp luật có tính quyền lực bắt buộc đối với mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân bắt buộc phải tuân theo, đây cũng là đặc trưng của hình phạt nói chung và pháp luật nói riêng.
Nhà nước thông qua các cơ quan tổ chức có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.
Trong đó, hình phạt tiền quy định trong Bộ luật hình sự được coi như là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc. Trong thang hình phạt chính đối với Pháp nhân thương mại phạm tội, hình phạt tiền được xếp ở vị trí thứ nhất, nhẹ hơn hình phạt Đình chỉ hoạt động có thời hạn và đình chỉ hoạt động vô thời hạn, trong thang hình phạt bổ sung, hình phạt này cũng được xếp chung với các hình phạt Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định và Cấm huy động vốn. Tính nghiêm khắc của hình phạt tiền được nhận định ở chỗ, nó trực tiếp tước đi một bộ phận tài sản của Pháp nhân thương mại phạm tội bị kết án, từ đó làm suy yếu hoặc trực tiếp dẫn tới khả năng chấm dứt điều kiện tiếp tục gây án của Pháp nhân thương mại phạm tội.
Trong nhiều trường hợp, hình phạt tiền còn đạt đến mục đích cảnh cáo, răn đe, khi một bộ phận tài sản bị tước đoạt, trước khi tiếp tục tái phạm hành vi phạm tội, Pháp nhân thương mại có thể cân nhắc, suy nghĩ kỹ càng trước khi thực hiện một tội phạm mới, từ đó đạt được mục đích trừng trị và giáo dục nói chung mà pháp luật đề ra. Ngoài ra, tính nghiêm khắc của hình phạt này còn biểu hiện ở chỗ, khi một người bị kết án phạt tiền, Pháp nhân thương mại cũng đã phải chịu một hậu quả đó là ảnh hưởng nhất định đến uy tín doanh nghiệp, đại đa số cũng giảm thiểu được khả năng tái phạm sau này nếu không muốn phải chịu những hình phạt ở mức độ cao hơn.
Mức án phạt của hình phạt tiền trong Bộ luật hình sự cũng cao hơn so với quy định ở các bộ luật khác, dẫn đến việc áp dụng hình phạt tiền với tư cách là hình phạt bổ sung sẽ có tác dụng tăng lên hiệu quả của hình phạt, kiềm chế điều kiện phạm tội sau này, “củng cố, hỗ trợ và tăng cường cho kết quả đạt được do việc áp dụng hình phạt chính”.
Tính nghiêm khắc của hình phạt tiền còn được thể hiện ở những điểm như sau: Một là, trong lĩnh vực hình sự, hình phạt này chỉ được quy định trong Bộ luật hình sự (Điều 35, Điều 77 Bộ luật hình sự năm 2015), khác với các các bộ luật khác, ví dụ như Luật hành chính còn được quy định bằng nhiều cấp độ văn bản như luật và các văn bản dưới luật (Điều 21 và 23,
Ba là, hình phạt tiền trong Luật Hình sự có mức tối đa đối với Pháp nhân thương mại là 20 tỷ, còn trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính, phạt tiền có hạn mức tối đa đối với Pháp nhân thương mại là 02 tỷ. Bốn là, về hậu quả pháp lý, Pháp nhân thương mại phạm tội bị kết án phạt tiền trong Luật hình sự sẽ phải chịu mang án tích, còn trong xử lý vi phạm hành chính thì không.
Thứ hai, hình phạt tiền đối với Pháp nhân thương mại phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự và do Tòa án áp dụng
Điều 2 Bộ luật hình sự quy định, “Chi pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự”; Điều 72 của Hiến pháp và Điều 72 của BLTTHS quy định: “Không ai có thể coi là có tội và chịu hình phạt, khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Tức là, bất kể hình phạt nói chung hay hình phạt tiền đối với Pháp nhân thương mại phạm tội nói riêng đều phải được quy định bằng Luật Hình sự, trong đó điều kiện áp dụng, mức phạt tiền đối với các tội phạm cụ thể cũng đều được quy định rõ ràng trong Bộ luật này. Pháp nhân thương mại phạm tội không được quy định trong Bộ luật hình sự và không có hình phạt cụ thể thì không bị coi là có tội và phải chịu trách nhiệm hình sự.
Hình phạt tiền đã xuất hiện từ sớm trong hệ thống pháp luật nước ta, ví dụ: trong
Thế nhưng đến Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 mới quy định rõ ràng về những tội danh áp dụng đối với Pháp nhân thương mại phạm tội và hạn mức tối thiểu, tối đa của án phạt tiền đối với mỗi loại tội danh mà Pháp nhân thương mại phạm phải. Ví dụ Pháp nhân thương mại phạm tội 188 về Tội buôn lậu sẽ phải chịu án phạt từ “200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng…” cùng nhiều các quy định chung khác.
Một bản án chỉ có hiệu lực khi được Tòa án tuyến và được áp dụng thi hành, cũng có nghĩa hình phạt tiền sẽ và chỉ do duy nhất Tòa án là cơ quan có thẩm quyền ban hành bản án và áp dụng thực hiện. Tính chất đặc biệt này còn thể hiện ở chỗ không một cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào có thể quyết định tăng hoặc giảm mức phạt tiền hay miễn hình phạt. .
Thứ ba, đối tượng tác động của hình phạt tiền đối với Pháp nhân thương mại phạm tội là tài sản của Pháp nhân thương mại phạm tội.
Đây là đặc điểm nổi bật trong Hình phạt tiền dành riêng cho Pháp nhân thương mại phạm tội, bởi lẽ, thứ nhất, pháp nhân mang theo dấu ấn của một chủ thể được hư cấu dựa trên các quy định pháp luật, có tài sản riêng làm tiền đề cho việc gánh vác các nghĩa vụ độc lập trong các giao dịch với các chủ thể khác.
Từ những yếu tố trên, pháp luật công nhận và đảm bảo công khai các khả năng chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản riêng của pháp nhân, là tổ chức được thừa nhận là có nhân cách con người, tức là có đầy đủ đời sống pháp lý và có thể tham gia vào các mối quan hệ pháp luật giống như con người chứ không phải một cá nhân cụ thể, do đó các hình phạt truyền thống như phạt tù hay cách ly khỏi xã hội không thể áp dụng.
Thứ hai, với bản chất được lập ra nhằm mục đích kinh tế, kinh doanh lợi nhuận cho các thành viên, hình phạt tiền đã đánh thẳng vào kinh tế và tước đi một phần tài sản của Pháp nhân thương mại phạm tội, từ đó suy giảm hoặc loại trừ hoàn toàn điều kiện tái phạm của Pháp nhân thương mại bị kết án, cũng đồng nghĩa hình phạt này không cách ly người hay Pháp nhân thương mại phạm tội ra khỏi cộng đồng mà vẫn có thể sinh hoạt và tiến hành các hoạt động xã hội bình thường khác. Đây là một đặc điểm thể hiện tính nhân đạo, nhân văn trong hệ thống pháp luật của nước ta, vừa đạt đến mục đích răn đe, giáo dục biết hối cải, cho cơ hội quay đầu, đồng thời cũng tiết kiệm được chi phí cho ngân sách Nhà nước.
Thứ tư, mức án của hình phạt tiền còn tùy thuộc vào tính chất, mức độ của tội phạm, tình hình kinh tế của Pháp nhân thương mại phạm tội cũng như biến động giá cả trên thị trường.
Khoản 2 Điều 77 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:”Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng.”.
Tùy vào các tội phạm cụ thể, mức độ nguy hiểm, tính chất tăng nặng, giảm nhẹ trong từng vụ án và tình hình kinh tế nói chung của Pháp nhân thương mại phạm tội, biến động giá cả thị trường mà mỗi bản án kết án có sử dụng hình phạt tiền sẽ được quy định khác nhau và tất cả các cơ sở để đưa ra bản án này đều dựa trên văn bản pháp luật chính thức. Kể cả được thi hành với tư cách là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung, thì định mức tối thiểu lẫn tối đa của một án phạt tiền đều được quy định trong từng điều luật và chỉ đến khi phù hợp các trường hợp do pháp luật đề ra thì Tòa án mới được tiến hành áp dụng.
Điều này không những thể hiện tính nghiêm minh, chính xác của luật pháp, mà còn thể hiện tính nhân đạo của pháp luật, không tước đoạt hết tài sản của Pháp nhân thương mại phạm tội mà chỉ tước đoạt một phần, để lại cho họ một phần tư bản để gây dựng lại từ đầu, hay đồng nghĩa với việc cho một cơ hội để cải tạo trở thành một cá thể có ích cho xã hội. Bên cạnh đó, việc căn cứ vào tình hình tài sản thực tế của đối tượng áp dụng hình phạt tiền mà ra mức án phạt cũng là cơ sở để đảm bảo hình phạt có tính chất khả thi trong thực tế mà không gây ra tâm lý coi khinh (nếu mức án phạt quá nhẹ) hoặc thù hận (nếu án phạt quá nặng), thể hiện sự đúng mực và xử lý tài tình của các nhà lập pháp nước ta.
Thứ năm, hình phạt tiền có thể vừa được áp dụng làm hình phạt chính, vừa có thể được áp dụng làm hình phạt bổ sung
Với tư cách là hình phạt chính, hình phạt tiền có tính nghiêm khắc hơn, tước đoạt một phần tài sản, kinh tế của Pháp nhân thương mại bị kết án, đồng thời hạn chế hoặc trực tiếp loại trừ điều kiện tái phạm của họ. Còn có một hệ quả của việc hình phạt tiền là hình phạt chính đó là điều này trực tiếp tạo nên mở đầu để tạo nên sự leo thang liên tục về mức độ nghiêm khắc của các hình phạt khác có thể sẽ được tiếp tục áp dụng nếu người bị kết án tái phạm.
Tuy nhiên có một điểm đáng chú ý rằng khi được áp dụng với tư cách là hình phạt chính, thì hình phạt tiền sẽ không được áp dụng làm hình phạt bổ sung trong bán kết án đối với Pháp nhân thương mại đó và ngược lại, điều này giúp tăng tính linh hoạt áp dụng với nhiều trường hợp tội phạm khác nhau và thể hiện một phần tính nhân đạo của luật pháp Việt Nam. Với tư cách là hình phạt bổ sung, hình phạt tiền góp phần bổ sung hiệu quả cho hình phạt chính và làm tăng tính đa dạng cho bản án, góp phần giúp bản án của Tòa được thi hành triệt để và từ đó đạt đến mục đích răn đe của pháp luật.
Điều 77 Bộ luật Hình sự năm 2015 không quy định cụ thể hình phạt tiền được áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm loại tội phạm nào trong Bộ luật Hình sự như đã quy định đối với người phạm tội tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Hình sự năm 2015, nhưng theo nguyên tắc pháp chế phạt tiền là hình phạt chính hoặc là hình phạt bổ sung chỉ có thể được áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội nếu điều luật về tội phạm cụ thể có quy định loại hình phạt này.
Trong Bộ luật Hình sự năm 2015, phạt tiền là hình phạt chính được quy định đối với toàn bộ 33 điều luật về tội phạm cụ thể thuộc phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Trong tổng số 112 khung hình phạt của 33 điều luật về tội phạm được quy định tại Điều 76 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì có 63 khung hình phạt quy định phạt tiền là hình phạt duy nhất, 28 khung hình phạt quy định hình phạt tiền cùng với hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn để Tòa án lựa chọn khi áp dụng và chỉ có 21 khung hình phạt quy định đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là duy nhất áp dụng nếu thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Phạt tiền với tư cách là hình phạt bổ sung được quy định đối với 29 trên 33 điều luật về tội phạm cụ thể trong sự lựa chọn với các hình phạt bổ sung khác áp dụng với pháp nhân thương mại phạm tội. Nếu Tòa án áp dụng hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội là hình phạt chính thì không được áp dụng hình phạt này là hình phạt bổ sung.
Tuy nhiên, nếu Tòa án áp dụng hình phạt khác như đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là hình phạt chính thì có thể áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội nếu điều luật về tội phạm có quy định phạt tiền là hình phạt bổ sung. Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 77 Bộ luật Hình sự năm 2015, mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng.
Thứ sáu, hình phạt tiền phù hợp với xu hướng quốc tế hóa của luật Hình sự Việt Nam
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chủ động hội nhập quốc tế bằng việc tích cực tham gia nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực và đã trở thành thành viên của nhiều điều ước quốc tế đa phương và khu vực có liên quan đến việc phòng, chống tội phạm quốc tế và tội phạm xuyên quốc gia, đáng chú ý, tránh nhiệm hình sự của Pháp nhân thương mại phạm tội đã được quy định rõ ràng trong nhiều điều ước quốc tế, có thể kể đến như: Công ước của Liên Hợp quốc về trừng trị việc tài trợ cho khủng bố; Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng; Công ước Liên Hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Công ước TOC) và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; vv… Hiện nay trên thế giới có 119 nước đã quy định TNHS của pháp nhân, trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á có 5/10 nước đã quy định chính thức và 2/10 nước (Lào và Brunei) đang trong quá trình xem xét…
Điều này thể hiện thiện chí nghiêm túc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của một quốc gia thành viên trong các công ước quốc tế, đồng thời tiếp tục bổ sung, sửa đổi bộ Luật hình sự cũng góp phần hoàn thiện hệ thống luật pháp, làm này trở nên chặt chẽ hơn và theo kịp xu thế chung của pháp luật toàn cầu.