Hình phạt cảnh cáo là gì? Hình phạt cảnh cáo tên tiếng Anh là gì? Quy định của pháp luật về hình phạt cảnh cáo?
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do
Căn cứ pháp lý:
1. Hình phạt cảnh cáo là gì?
– Cảnh cáo là sự khiến trách công khai của Nhà nước đối với người phạm tội về tội phạm mà họ đã thực hiện. Trong 7 hình phạt chính đối với người phạm tội thì cảnh cáo là hình phạt chính nhẹ nhất. Cảnh cáo thể hiện sự lên án công khai của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện khi hội đồng xét xử tuyên án đối với tội phạm mà họ đã thực hiện.
2. Hình phạt cảnh cáo tên tiếng Anh là gì?
Phạt cảnh cáo tên tiếng Anh là: “Warning”.
3. Quy định của pháp luật về hình phạt cảnh cáo
Hình phạt cảnh cáo được quy định tại Điều 34
” Điều 34. Cảnh cáo
Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.”
( Article 34. Warning is imposed upon people who commit less serious crimes and have multiple mitigating factors but are not eligible for exemption from sentence.)
– Cảnh cáo tuy không có khả năng gây thiệt hại về vật chất cũng như hạn chế nhất định về thể chất cho người phạm tội nhưng với tính chất là sự khiển trách công khai của Nhà nước đối với người phạm tội, cảnh cáo vẫn có tác động nhất định đến tinh thần của người bị kết án qua đó giáo dục họ. Hình phạt cảnh cáo được quy định, áp dụng cho người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS (được quy định tại Điều 51 BLHS) nhưng chưa đến mức được miễn hình phạt. Ở đây có ranh giới giữa miễn hình phạt và áp dụng hình phạt cảnh cáo. Việc xác định ranh giới này trong thực tế không phải dễ dàng mặc dù Điều 59 BLHS đã quy định các điều kiện được miễn hình phạt.
– Theo Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội phạm, theo đó:
+ Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
+ Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
Hình phạt cảnh cáo được áp dụng đối với tội phạm ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự. Theo đó, tại Điều 9 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội phân loại tội phạm trong đó có tội phạm ít nghiêm trọng như sau:
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:
– Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
– Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
– Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
– Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
– Theo định nghĩa này, các nhóm tội phạm được phân biệt với nhau bởi dấu hiệu về nội dung và dấu hiệu về hậu quả pháp lí. Nếu như tội phạm nói chung có dấu hiệu về nội dung là tính nguy hiểm cho xã hội và dấu hiệu về hậu quả pháp lí là tính phải chịu hình phạt thì các nhóm tội phạm cũng có những dấu hiệu đó, vì đều là tội phạm nhưng với những nội dung cụ thể khác nhau.
– Mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội được cụ thể hóa ở tội ít nghiêm trọng là không lớn; ở tội nghiêm trọng là lớn; ở tội rất nghiêm trọng là rất lớn và ở tội đặc biệt nghiêm trọng là đặc biệt lớn. Tương ứng và phù hợp với bốn mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội đã được phân hóa như vậy cũng có bốn mức cao nhất của khung hình phạt: Đến 3 năm tù; đến 7 năm tù; đến 15 năm tù và trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Trong hai dấu hiệu phân biệt các nhóm tội phạm này với nhau, dấu hiệu về nội dung quyết định dấu hiệu về hậu quả pháp lí.
– Sự xác định dấu hiệu về hậu quả pháp lí thể hiện ở mức cao nhất của khung hình phạt chỉ là kết quả đánh giá của các nhà làm luật về sự cần thiết phải áp dụng các mức hình phạt khác nhau đối với những hành vi phạm tội có tính nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Nhưng khi đã được xác định, mức cao nhất của khung hình phạt trở thành dấu hiệu có tính độc.
– Hình phạt cảnh cáo còn được áp dụng đối với người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. Theo đó các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
– Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
+ Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
+ Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
+ Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
+ Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
+ Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
+ Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
+ Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
+ Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
+ Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
+ Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
+ Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
+ Phạm tội do lạc hậu;
+ Người phạm tội là phụ nữ có thai;
+ Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
+ Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
+ Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
+ Người phạm tội tự thú;
+ Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;
+ Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;
+ Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
+ Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
+ Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.
– Khi quyết định hình phạt,
– Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Như vậy, người phạm tội có các điều kiện về tình tiết giảm nhẹ hoặc phạm tội ít nghiêm trọng sẽ được xem xét mức hình phạt cảnh cáo.
Đối với mức hình phạt là phạt tiền (Điều 35 BLHS)
– Phạt tiền là hình phạt buộc người phạm tội phải nộp một khoản tiền nhất định vào ngân sách nhà nước. Phạt tiền tước đi lợi ích vật chất của người phạm tội, tác động đến tình trạng tài sản của họ và thông qua đó tác động đến ý thức, thái độ của người phạm tội. Phạt tiền cũng có tính răn đe, giáo dục đối với người khác và qua đó có khả năng phòng ngừa chung.
– Phạt tiền có thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng được BLHS quy định như Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176 BLHS); Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177 BLHS); Tội tổ chức tảo hôn (Điều 183 BLHS) hoặc có thể đối với tội phạm rất nghiêm trọng Lật tư quản lí kinh A môi trường, tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng hoặc tội phạm khác được BLHS quy định như Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS); Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189 BLHS); Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190 BLHS) v
Phạt tiền là hình phạt bổ sung được quy định và áp dụng đối với các tội phạm về tham nhũng, ma túy hoặc một số tội phạm khác như: Các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế, các tội phạm về chức vụ v..v.