Hiệu lực của hợp đồng xây dựng? Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng?
Từ thời xa xưa cho tới nay thì vấn đề an cứ lập nghiệp đã được ông cha ta áp dụng cho đến bây giờ vẫn còn phát huy được rất nhiều công dụng. Cũng chính vì câu nói này mà việc con người thực hiện việc sinh sống và xây dựng nhà cửa để ở để làm ăn kinh doanh ngày một lớn. Đi kèm với sự phát triển của kinh tế thì người dân đã thực hiện việc cải tạo, xây dựng lại nhà của một cách kiên cố và khang trang hơn. Trong quá trình xây dựng thì cá nhân không thể tự mình thực hiện việc xây dựng ngôi nhà của mình mà vấn đề này cần có nhiều người tham gia xây dựng. Để tránh khỏi phải liên hệ và thuê nhiều người thì hiện nay đa phần những người có nhu cầu muốn xây dựng nhà cửa thì đều thực hiện việc giao kết hợp đồng với một chủ thầu để thực hiện toàn bộ các hạng mục của công trình xây dựng. Và việc giao kết này đã được pháp luật hiện hành quy định bằng
Vậy pháp luật hiện hành đã quy định về hiệu lực của hợp đồng xây dựng được quy định như thế nào? Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng được bắt đầu khi nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ giải đáp thắc mắc liên quan đến hiệu lực và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng như sau:
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị định 50/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng
1. Hiệu lực của hợp đồng xây dựng
Theo như cách hiểu thông thường thì có thể hiểu khái niệm về hợp đồng xây dựng một cách đơn giản nhất là hợp đồng được giao kết giữa bên nhận thầu và bên giao thầu. Trong đó, theo như quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng xây dựng thì bên nhận thầu có nghĩa vụ thực hiện và bàn giao cho bên giao thầu một phần hoặc toàn bộ công trình xây dựng theo đúng yêu cầu của bên giao thầu trong thời hạn nhất định. Mặt khác, còn bên giao thầu cũng thực hiện song song nghĩa vụ giao cho bên nhận thầu các số liệu, tài liệu, yêu cầu về khảo sát, thiết kế, mặt bằng xây dựng, vật liệu xây dựng và vốn đầu tư đúng tiến độ, đồng thời có nghĩa vụ nghiệm thu và thanh toán khi công trình hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ đối với bên nhận thầu.
Để đảm bảo tính hợp pháp và việc quản lý các giao kết trong dân sự hoặc các tranh chấp của các bên trong quá trình giao kết hợp đồng một cách nhanh chóng và đơn giản nhất thì pháp luật hiện hành đã quy định về hợp đồng thầu xây dựng phải kí kết bằng văn bản với các nội dung như điều khoản định nghĩa, giải thích từ, thuật ngữ được sử dụng trong hợp đồng; điều khoản xác định tài liệu, văn kiện cấu thành hợp đồng, điều khoản đối tượng sản phẩm của hợp đồng, các công việc cụ thể mà các bên phải thực hiện; điều khoản chất lượng; điều khoản giá trị hợp đồng; điều khoản thời gian nghiệm thu, bàn giao, thanh toán…
Bên cạnh việc quy định về nội dung và hình thức lập hợp đồng xây dựng thì pháp luật hiện hành cũng không quên việc quy định về hiệu lực của hợp đồng xây dựng. Do đó, theo như quy định tại Điều 6 của Nghị định 37/2015/NĐ-CP Hiệu lực và tính pháp lý của hợp đồng xây dựng như sau:
“1. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Người tham gia ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
b) Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng quy định tại Điều 4 Nghị định này;
c) Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật”.
Từ quy định vừa được nêu ra có thể khẳng định một việc là hợp đồng xây dựng có hiệu lực kể từ ngày các bên tham gia hợp đồng ký kết hợp đồng trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Do đó, thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến khi các bên hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng và phải phù hợp với tiến độ thực hiện của dự án. Đồng thời thì thời gian có hiệu lực bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng phải kéo dài cho đến khi chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có).
Theo hướng dẫn tại điểm 2.27, Mục 2, Chương II, Thông tư 06/2007/TT-BXD thì việc thanh lý hợp đồng phải được thực hiện xong trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày các bên tham gia hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng. Khi hợp đồng đã có hiệu lực, các bên phải thực hiện các nghĩa vụ dân sự đã được xác định từ hợp đồng đó. Trên cơ sở của hình thức đã giao kết mà hiệu lực của hợp đồng được xác định theo từng thời điểm khác nhau. Về nguyên tắc, hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Ngoài ra, hợp đồng dân sự được coi là có hiệu lực vào một trong các thời điểm sau:
Một là, những hợp đồng xây dựng được giao kết bằng miệng có hiệu lực tại thời điểm các bên đã trực tiếp thỏa thuận với nhau về những nội dung chủ yếu của hợp đồng
Hai là, những hợp đồng xây dựng được giao kết bằng văn bản thường có hiệu lực tại thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản hợp đồng
Ba là, những hợp đồng xây dựng được giao kết bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký có hiệu lực tại thời điểm văn bản hợp đồng được công chứng, chứng thực, đăng ký.
Bốn là, những hợp đồng còn có thể có hiệu lực sau các thời điểm nói trên nếu các bên đã tự thỏa thuận để xác định hoặc trong trường hợp pháp luật quy định.
Bên cạnh đó thì pháp luật này cũng có quy định về việc các bên tham gia tiến hành thanh lý và chấm dứt hiệu lực của hợp đồng cũng như mọi nghĩa vụ có liên quan khác sau khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng, bên giao thầu thanh toán xong cho bên nhận thầu số tiền bằng tỷ lệ (%) giá trị công trình hoặc giá trị khối lượng công việc đã hoàn thành được quy định trong hợp đồng.
2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng
Trên cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định về Hiệu lực và tính pháp lý của hợp đồng xây dựng. Mà cụ thể tại khoản này đã quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng như sau:
“2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng (đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu (đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng)”.
Từ quy định nêu trên có thể thấy việc pháp luật hiện hành quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng nhằm mục đích xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng xây dựng này. Việc này nhằm việc giải quyết được các tranh chấp của các bên khi các tranh chấp này được khởi kiện ra Tòa án. Không những thế mà việc quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng còn là cơ sở để pháp luật hiện hành dựa vào đó để xác định trong quá trình các bên tham gia giao kết hợp đồng đó đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình chưa.
Đồng thời theo như quy định vừa nêu thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác định vào một trong ba thời điểm sau:
Thứ nhất, thời điểm giao kết hợp đồng được xác định khi các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định khác, thì hợp đồng có hiệu lực vào thời điểm giao kết. Thời điểm giao kết hợp đồng thường là thời điểm các bên thỏa thuận xong nội dung của hợp đồng tức là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận hợp lệ của bên được đề nghị. Pháp luật Việt Nam xác định thời điểm giao kết hợp đồng là các thời điểm sau:
– Hợp đồng được thỏa thuận trực tiếp bằng lời nói thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận của bên được đề nghị;
– Nếu hợp đồng giao kết bằng văn bản thì thời điểm giao kết là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản;
– Nếu hợp đồng giao kết bằng thư tín, qua bưu điện thì hợp đồng được giao kết vào ngày bên đề nghị nhận được thư trả lời chấp nhận hợp lệ;
– Nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có qui định im lặng là đồng ý giao kết hợp đồng, thì hợp đồng được xem là đã giao kết tại thời điểm hết thời hạn trả lời mà bên được đề nghị vẫn im lặng.
– Hợp đồng giao kết bằng phương tiện điện tử thì việc giao kết còn phải tuân theo các qui định đặc thù của pháp luật về giao dịch điện tử.
Thứ hai, thời điểm do các bên thỏa thuận đây cũng là thời điểm được rất nhiều các bên thực hiện khi giao kết hợp đồng. Bên cạnh đó thì về nguyên tắc, hợp đồng có hiệu lực tại thời điểm giao kết. Tuy nhiên, nếu các bên có thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với thời điểm giao kết thì hợp đồng sẽ có hiệu lực vào thời điểm đó. Ví dụ: Các bên có thể thỏa thuận hợp đồng có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày ký. Bởi lẽ có quy định này một phần là dựa trên cơ sở nguyên tắc tự do hợp đồng. Vì các bên có quyền tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng, nên cũng có quyền tự do lựa chọn thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Thứ ba, thời điểm luật liên quan có quy định khác được xác định trong những trường hợp đặc thù thể hiện bản chất của hợp đồng hoặc cần có sự kiểm soát chặt chẽ về hiệu lực của hợp đồng và để bảo vệ các bên, nhà làm luật quy định riêng về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Trường hợp này hợp đồng có hiệu lực vào thời điểm pháp luật quy định.