Pháp luật được chứa đứng trong rất nhiều loại nguồn khác nhau và việc xác định hiệu lực của từng loại là vấn đề khá phức tạp. Nhìn chung, hệ thống pháp luật Việt Nam đều thừa nhận và ghi nhận nguồn của pháp luật được thể hiện dưới dạng văn bản. Bài viết để có sự phân tích rõ ràng và cụ thể hơn về hiệu lực pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Hiệu lực pháp luật là gì?
Hiệu lực pháp luật là tác động, ảnh hưởng của văn bản quy phạm pháp luật đối với các quan hệ xã hội mà nó điều chính, là yếu tố để xác định thứ bậc của văn bản trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quốc gia.
Hiệu lực pháp luật sinh ra do hình thức lập pháp và tình hình thực tế của xã hội, trong điều kiện ngày này, nhà nước thường không ban hành bộ luật tổng hợp để điều chỉnh tất cả các lĩnh vực mà thường ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh từng lĩnh vực riêng lẽ của đời sống, khi đó, văn bản có thể chỉ tác đồng đến một nhóm đối tượng nhất định.
Mặt khác, đời sống xã hội luôn vận động biến đổi, nên một thời điểm nào đó các quy định pháp luật sẽ trở nên lỗi thời, không thể tiếp tục tác động đến các quan hệ xã hội.
Trên thực tế, các địa phương khác nhau có thể có điều kiện kinh tế xã hội không giống nhau, vì vậy, văn bản quy phạm pháp luật có thể phù hợp với địa phương này nhưng không phù hợp với địa phương khác. Những điều đó làm cho văn bản quy phạm pháp luật bị giới hạn phạm vi tác động về đối tượng, thời gian, không gian. Nói cách khác, hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được xác định theo thời gian, không gian và đối tượng tác động.
– Hiệu lực theo thời gian là sự tác động, ảnh hưởng của văn bản lên các quan hệ xã hội trong một khoảng thời gian nhất định được xác định bởi thời điểm phát sinh và thời điểm chấm dứt hiệu lực của văn bản. Hiệu lực theo thời gian được coi là vấn đề cốt yếu nhất trong quá trình thực hiện pháp luật.
Việc xác định thời điểm phát sinh hiệu lực về thời gian có ý nghĩa trong việc biết được văn bản đó khi nào thì được áp dụng và biết được quan hệ xã hội xảy ra ở thời điểm nào thì chịu sự tác động của nó.
– Hiệu lực theo không gian là sự tác động, ảnh hưởng của văn bản lên các quan hệ xã hội trong một khoảng không gian nhất định được xác định bởi đường biên giới quốc gia hoặc đường phân định địa giới hành chính giữa các đơn vị lãnh thổ.
Việc xác định hiệu lực theo không gian của văn bản quy phạm pháp luật không chỉ thể hiện thẩm quyền ban hành văn bản đối với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương, khu vực.
– Đối tượng tác động của văn bản quy phạm pháp luật là những cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ xã hội mà văn bản đó điều chỉnh. Đó là những cá nhân, tổ chức có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc áp dụng văn bản sau khi được ban hành.
Mỗi văn bản quy phạm pháp luật đó đối tượng tác động riêng, có thể là tất cả mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội, cũng có thể là một loại đối tượng nhất định.
Luật hoá về hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật,
2. So sánh hiệu lực của các văn bản pháp luật:
Văn bản pháp luật là thuật ngữ được dùng để chỉ hình thức thể hiện ý chí của Nhà nước, được ban hành theo hình thức, thủ tục do pháp luật quy định, luôn mang tính bắt buộc và được bảo đảm thực hiện bởi Nhà nước.
Văn bản pháp luật được phân loại căn cứ vào các tiêu chí khác nhau:
– Tiêu chí chủ thể ban hành: Văn bản pháp luật được chia thành văn bản pháp luật của cơ quan lập pháp, văn bản pháp luật của cơ quan hành pháp, văn bản pháp luật của cơ quan tư pháp.
– Tiêu chí hiệu lực pháp lý: Văn bản luật và văn bản dưới luật.
– Tiêu chí về tính chất pháp lý: Văn bản quy phạm phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật.
Sư phân biệt này thể hiện sự khác biệt bản chất nhất của văn bản pháp luật.
3. Phân tích hiệu lực của các văn bản pháp luật:
Dựa vào các tiêu chí trên, sự so sánh hiệu lực của các văn bản pháp luật sẽ được phân tích như sau:
Thứ nhất, nếu so sánh hiệu lực pháp luật của các văn bản pháp luật do cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp ban hành, thì sẽ khá nhiều vấn đề bàn luận. Về lí luận, để xem xét hiệu lực văn bản pháp luật của 3 cơ quan này có phần không hợp lí, bởi đây là cơ quan có tính độc lập tương đối và phối hợp với nhau trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Nếu xét về văn bản áp dụng pháp luật, thì văn bản do cơ quan nào ban hành, sẽ thể hiện rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó mà không phân biệt về hiệu lực. Tuy nhiên, với vai trò là cơ quan lập pháp, do đó các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành sẽ có hiệu lực cao nhất và chi phối tới văn bản của Chính phủ và Toà án. Tuy nhiên, khó có thể phân biệt được hiệu lực pháp luật giữa văn bản do cơ quan hành pháp và tư pháp ban hành.
Thứ hai, căn cứ vào hiệu lực pháp lý thì văn bản pháp luật được chia thành văn bản luật và văn bản dưới luật. Điều này đã thể hiện rõ ràng được sự phân biệt giữa hiệu lực của hai loại văn bản, tất nhiên, văn bản luật sẽ có phạm vi áp dụng rộng hơn, đối tượng điều chỉnh sâu hơn và thời hạn áp dụng sẽ dài hơn. Các văn bản dưới luật là sự cụ thể hoá các quy định của văn bản luật, trong đó điển hình là Nghị định của Chính phủ nhằm cụ thể hóa văn bản Luật do Quốc hội ban hành, hiệu lực của văn bản dưới luật sẽ phụ thuộc vào hiệu lực của văn bản luật, nếu văn bản luật hết hiệu lực thì thông thường văn bản dưới luật hết hiệu lực, trừng một số trường hợp đặc biệt, do tinh thần và quy chế áp dụng không có sự thay đổi nhiều nên văn bản hướng dẫn luật có thể vẫn được áp dụng điều chỉnh.
Thứ ba, dựa vào tính chất pháp lý. Đây là sự phân loại điển hình nhất trong cách phân loại về văn bản pháp luật. Ngay trong chính văn bản quy phạm pháp luật cũng có sự sắp xếp theo thứ bậc về hiệu lực pháp luật, cụ thể:
về hiệu lự pháp luật ??????
(1) Hiến pháp.
(2) Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
(3) Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(4) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
(5) Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(6) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
(7) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán
(8) Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
(9) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
(10) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(11) Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
(12) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
(13) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
(14) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
(15) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Như vậy, theo sự sắp xếp này, thì Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, mọi văn bản pháp luật ban hành đều không được trái với quy định của hiến pháp. Quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp xã là văn bản quy phạm có hiệu lực thấp nhất, hiệu lực về không gian nhỏ nhất. Sự so sánh và sắp xếp hiệu lực này cũng một phần dựa vào cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước.
So sánh hiệu lực giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật, có thể thấy văn bản quy phạm có hiệu lực lâu dài, tuỳ thuộc vào mức độ ổn định của phạm vi và đối tượng điều chỉnh, trong khi đó, văn bản áp dụng pháp luật có hiệu lực áp dụng đối với chủ thể nhất định, hiệu lực ngắn và gắn với một vụ việc cụ thể.