Bản án sơ thẩm của Tòa án không có kháng cáo kháng nghị là gì? Bản án sơ thẩm của Tòa án tiếng anh là gì? Hiệu lực của bản án sơ thẩm của Tòa án không có kháng cáo kháng nghị?
Kháng cáo, kháng nghị hình sự là những thủ tục để thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công bằng, đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa án hay thể hiện sự không đồng tình của mình về các quyết định của Tòa án trong bản án hoặc quyết định sơ thẩm và đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại bản án hoặc quyết định đó. Thế Nhưng nếu trong các trường hợp bản án sơ thẩm của Tòa án không có kháng cáo, kháng nghị thì được giải quyết như thế nào và Hiệu lực của bản án sơ thẩm của Tòa án không có kháng cáo, kháng nghị là bao lâu. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý:
1. Bản án sơ thẩm của Tòa án không có kháng cáo, kháng nghị là gì?
1.1. Đơn Kháng cáo là gì?
Kháng cáo là văn bản, trong đó, người có quyền kháng cáo thể hiện sự không đồng tình của mình về các quyết định của Tòa án trong bản án hoặc quyết định sơ thẩm và đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại bản án hoặc quyết định đó
1.2. Quy định về đơn kháng cáo như thế nào?
– Đơn kháng cáo hay còn là một cách thức để các đương sự thực hiện quyền tố tụng quan trọng của mình và quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm như sau:
+ Thứ nhất: Trong tố tụng hình sự, những người có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm là bị cáo, người bào chữa; người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của những người đó.
+ Thứ hai: Trong tố tụng dân sự, người có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm là đương sự và người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện.
+ Về Nội dung đơn kháng cáo có chứa các thông tin chủ yếu như: ngày tháng năm làm đơn kháng cáo; tên, địa chỉ của người kháng cáo; nội dung phần bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực bị kháng cáo; lí do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo; chữ kí hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
+ Đơn kháng cáo phải được gửi đến cơ quan có thẩm quyền trong hạn luật quy định pháp luật hiện hành, đơn kháng cáo bản án sơ thẩm phải được gửi đến Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án hoặc kể từ ngày bản sao bản án được giao hoặc được niêm yết (đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa)
1.4. Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án trong TTHS là gì?
– Kháng cáo bản án, quyết định của tòa án trong tố tụng hình sự là hành vi chống án, yêu cầu Toà án cấp trên xét xử phúc thẩm đối với bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật trong trường hợp đương sự không đồng ý với toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định sơ thẩm để xem xét lại bản án, quyết định đó Có ba hình thức kháng nghị là phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
1. 5. Kháng nghị là gì?
Kháng nghị là hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công bằng, đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa án.
1.6. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm?
– Chánh án
1.7. Chủ thể kháng nghị
– Đối với phúc thẩm thì Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát cùng cấp sẽ có quyền kháng nghị
– Đối với Giám đốc thẩm thì Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Chánh án Tòa án Quân sự cấp trung ương, Viện trưởng VKS quân sự cấp trung ương, Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao sẽ có thẩm quyền kháng nghị.
– Còn đối với Tái thẩm thì thẩm quyền kháng nghị thuộc về Viện trưởng của VKSND tối cao, VKS Quân sự cấp trung ương, VKSND cấp cao.
1.8. Bản án sơ thẩm của Tòa án không có kháng cáo, kháng nghị là gì?
Bản án sơ thẩm của Tòa án không có kháng cáo, kháng nghị là Bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
2. Bản án sơ thẩm của Tòa án tiếng anh là gì?
Bản án sơ thẩm của tòa án tiếng anh là Judgment assessment
3. Hiệu lực của bản án sơ thẩm của Tòa án không có kháng cáo, kháng nghị
3.1 Thông báo về việc kháng cáo, gửi quyết định kháng nghị
Tại Điều 338. Thông báo về việc kháng cáo, gửi quyết định kháng nghị quy định như sau:
1. Việc kháng cáo phải được Tòa án cấp sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người liên quan đến kháng cáo trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo. Thông báo phải nêu rõ yêu cầu của người kháng cáo.
2. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định kháng nghị, Viện kiểm sát phải gửi quyết định kháng nghị kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, gửi quyết định kháng nghị cho bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị. Viện kiểm sát đã kháng nghị phải gửi quyết định kháng nghị cho Viện kiểm sát khác có thẩm quyền kháng nghị.
3. Người tham gia tố tụng nhận được thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo, kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm. Ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.
Như vậy thì việc kháng cáo, kháng nghị được thông báo theo các quy định của pháp luật. Việc kháng cáo phải được Tòa án cấp sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định kháng nghị, Viện kiểm sát phải gửi quyết định kháng nghị kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) cho Tòa án Người tham gia tố tụng nhận được thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về vấn đè kháng cáo kháng nghị đó
3.2. Hiệu lực của bản án sơ thẩm của Tòa án
Tại Khoản 2, điều 282
2. Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị
Đồng thời tại khoản 1, điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết
Theo căn cứ trên thì thời bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm mà thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là 15 ngày.
3.3. Hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không có kháng cáo, kháng nghị
Tại Điều 343. Hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không có kháng cáo, kháng nghị như sau:
Bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Như vậy kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị đó là:
– Thời hạn kháng cáo là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ba mươi ngày, kể từ ngày tuyên án.
– Nếu đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Ban giám thị trại tạm giam, thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày Ban giám thị trại tạm giam nhận được đơn.
– Thời hạn kháng nghị: Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về Hiệu lực của bản án sơ thẩm của Tòa án không có kháng cáo, kháng nghị và cung cấp một số thông tin liên quan về bản án sơ thẩm của Tòa án, kháng cáo, kháng nghị dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.