Đối với thương hiệu trên thị trường các doanh nghiệp luôn muốn bảo vệ khỏi những yếu tố có thể gây ảnh hưởng như hàng giả hàng nhái theo thương hiệu gây hiệu ứng xấu trong cộng đồng người tiêu dùng, Ở Việt Nam đã thanh lập nên Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam là gì?
Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam trong tiếng Anh gọi là: Vietnam Association for anti-counterfeiting and trademark protection – VATAP.
Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là:
Một tổ chức tự nguyện của các tổ chức kinh tế của Việt Nam, nhằm mục đích tập hợp đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, đại diện cho hội viên trong việc phối hợp với các tổ chức kinh tế và các cơ quan có liên quan để:
Chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Hiện nay như ta thấy các doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng nên cần có sự kết hợp giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý, cơ quan thực thi để chống lại những vấn nạn hàng giả, hàng nhái. Như vậy nên chính các doanh nghiệp là những người hiểu việc chống buôn lậu, hàng giả rõ hơn ai hết nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn còn e ngại, khi phối hợp cùng thực hiện thì không từ chối nhưng lại không nhiệt tình vì vậy tổ chức này xuất hiện và ra đời sẽ góp phần tư vấn và hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Hiện nay như chúng ta thấy thì hiệp hội chống hàng giả cùng với công luận lên tiếng về một vụ việc cụ thể và quâ các vụ việc Thủ tướng chỉ đạo cơ quan chức năng xử lý thích đáng tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý đã để xảy ra vụ án trên và đồng thời có ý kiến đề nghị Chánh án
2. Chức năng của hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam:
Chức năng của hiệp hội:
1. Tập hợp, đoàn kết các hội viên trong Hiệp hội nhằm cùng nhau làm tốt công tác chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu.
2. Đại diện cho hội viên kiến nghị với Nhà nước về các chủ trương, chính sách, biện pháp liên quan đến công tác chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu, hỗ trợ hội viên về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này.
3. Liên kết giữa các hội viên để hỗ trợ lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu.
4. Chủ động trong công tác tìm kiếm và phát hiện hàng giả và ngăn chặn các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, giúp đỡ các hội viên tránh được các vi phạm trong quá trình sản xuất kinh doanh, xác lập quyền và nghĩa vụ của mình.
5. Hướng dẫn và giúp đỡ hội viên xây dựng và bảo vệ thương hiệu của hội viên.
6. Cập nhật và cung cấp cho các hội viên các thông tin về chính sách, pháp luật và các chủ trương của Nhà nước liên quan đến công tác chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu
7. Tổ chức tập huấn, đào tạo chuyên môn, pháp luật về chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu cho các hội viên theo quy định của pháp luật.
8. Tổ chức các chuyến khảo sát, học tập kinh nghiệm của các nước theo qui định của pháp luật.
9. Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các công việc liên quan đến chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu khi được giao.
10. Xuất bản tạp chí, tập san và các ấn phẩm khác theo qui định của pháp luật.
11. Tham gia hợp tác với các tổ chức trong nước và nước ngoài có liên quan đến lĩnh vực mà Hiệp hội hoạt động, phục vụ cho mục đích và hoạt động của Hiệp hội theo qui định của pháp luật.
12. Thực hiện những công việc khác khi được Nhà nước Việt Nam ủy quyền.
Hiệp hội có mục tiêu hoạt động là tập hợp đoàn kết Hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội viên, đại diện cho Hội viên trong việc phối hợp với các tổ chức kinh tế và các cơ quan có liên quan để chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu, hỗ trợ hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Tuy nhiên cũng như các hiệp hội có lĩnh vực hoạt động tiềm năng rất rộng, bao trùm nhiều ngành nghề trong cả nước, và có lượng hội viên tiềm năng rất cao, thì thông tin về lượng hội viên thực có lại rất nghèo nàn.
Trong tình hình mới, nhiệm vụ, khối lượng công việc nhiều; công tác phối hợp, tuyên truyền đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại còn nhiều phức tạp, đòi hỏi Hiệp hội và các doanh nghiệp hội viên, nhất là các hội viên mới cần tích cực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, chú trọng xây dựng, phát triển thương hiệu, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; đồng hành cùng các cơ quan, đơn vị, các lực lượng chức năng, thực hiện có hiệu quả trong công tác hoạt động và sản xuất, kinh doanh, bảo đảm quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
3. Giải pháp chống hàng giả tại Việt Nam:
Hiện nay như chúng ta thấy Việt Nam ta thị trường hàng hóa phong phú đa dạng, người tiêu dùng (NTD) nhờ đó mà cũng có nhiều lựa chọn. Hiện nay chúng ta có thể thấy thì khái niệm hàng zin, lô, tốt, xấu, hàng loại 1 loại 2 hay các khai niệm liên quan có ý nghĩa tương tự đã trở nên quá quen thuộc với người tiêu dùng, từ đồ điện tử, điện thoại, linh kiện xe gắn máy hay vô số hàng hóa tiêu dùng khác. Nói chung là thứ gì cũng có 2 – 3 loại để người mua lựa chọn.
Cùng với các mặt hàng về thực phẩm tiêu dùng, các sản phẩm thuộc lĩnh vực điện, điện tử vi tính cũng được đánh giá là có tỷ lệ hàng giả, hàng nhái rất lớn.
Mặc dù các công ty sản xuất, nhập khẩu đã có hàng loạt các biện pháp phòng chống nhưng việc làm giả, làm nhái và hàng nhập lậu vẫn gia tăng.
Vấn đề là ngay bản thân người bán hàng họ chủ động bán thêm các loại sản phẩm không rõ nguồn gốc, hàng nhái với các sản phẩm chính hãng chất lượng thấp, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến người tiêu dùng vì giá thành của những sản phẩm này không phải là thấp và ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của các hãng sản xuất, nhà phân phối.
Cùng với sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan chức năng thì các doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng chính là kênh kiểm soát chặt chẽ, sâu rộng nhất để ngăn chặn nạn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng và không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Theo đó, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa 3 nhà gồm Nhà nước, nhà sản xuất và nhà tiêu dùng. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức xã hội, địa phương, khu phố cùng các tầng lớp trong xã hội để đẩy lùi nạn hàng giả. Bởi vì, hàng giả hay hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ đều phải có một địa điểm để sản xuất hay tập trung hàng hóa trước khi đưa ra thị trường. Do đó, sự phát hiện, tố giác từ các tổ chức hay người dân sẽ là thông tin vô cùng quan trọng để cơ quan chức năng vào cuộc.
Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ quan, địa phương để tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân về ý thức chống hàng giả cũng như mức độ nguy hại của nạn hàng giả, hàng nhái tới sự phát triển chung của xã hội cũng như của chính người tiêu dùng. Đồng thời, tổ chức treo tờ rơi tại các khu chợ truyền thống hay trung tâm thương mại, siêu thị để người tiêu dùng tiếp nhận những kiến thức hay thông tin nhất định về hàng giả.
Như vậy chúng ta có thể thấy nhìn chung pháp luật và nhà nước đã thông qua các tổ chức cụ thể là Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam để thực hiện các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ thương hiệu việt nâng tầm thương hiệu với trong nước và cả với thị trường quốc tế. với chức năng nhiệm vụ của Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam cơ quan này sẽ thực hiện các hoạt động theo quy định để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người tiêu dùng và thương hiệu Việt.