Trên thực tế, rất nhiều hộ gia đình, cá nhân tự nguyện hiến phần đất thuộc sở hữu của mình để làm lối đi chung. Việc làm này rất nhân văn và tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa tình làng nghĩa xóm. Vậy thủ tục cũng như mẫu đơn xin hiến đất làm đường đi chung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đường đi chung là gì?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định rõ thế nào là đường đi chung. Nhưng trên thực tế, theo cách hiểu thông thường nhất, đường đi chung là phần diện tích đất được cắt chừa ra để các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm lối đi giao thông công cộng và do các chủ sở hữu đất liền kề đó sử dụng.
Đường đi chung có thể hình thành từ lối mòn lâu năm qua các đời sử dụng; hoặc do các chủ sử dụng đất tự thỏa thuận với nhau cắt một phần đất của nhà mình để tạo nên lối đi đó.
2. Hiến đất làm đường đi chung là gì?
–
– Hiến đất không thuộc trường hợp thu hồi đất nên khi hiến đất sẽ không được Nhà nước hỗ trợ hay bồi thường. Trên thực tế, hiến đất vẫn có việc hiến đất không điều kiện hoặc hiến đất có điều kiện:
+ Hiến đất không có điều kiện: là việc người sử dụng đất tự nguyện hiến đất mà không đòi hỏi bất cứ điều gì.
+ Hiến đất có điều kiện: chủ đất có quyền khi hiến đất để làm lối đi chung vẫn có quyền yêu cầu người sở hữu đất liền kề được hưởng lợi trực tiếp từ thửa đất đó bồi thường hoặc hỗ trợ cho mình một phần bồi thường hợp tình, hợp lý dựa trên sự thỏa thuận của tất cả các bên (nếu có).
3. Thỏa thuận về mở lối đi chung:
– Các bên tự thỏa thuận về việc mở lối đi chung. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi hiện nay pháp luật không có quy định chuẩn nào về điều đó, tất cả phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các hộ gia đình liền kề cùng sử dụng trên lối đi đó, đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại và tránh gây phiền hà cho các bên
– Nếu có xảy ra tranh chấp về lối đi chung thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định
– Ngoài ra, theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai năm 2013 có quy định về hạn chế quyền sử dụng hạn chế đối với quyền về lối đi, cụ thể:
“Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.”
Như vậy, để đảm bảo các quyền trên của các cá nhân, hộ gia đình liền kề thì chủ sở hữu bất động sản nên thỏa thuận với chủ sở hữu bất động sản có lối đi về việc đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề.
4. Quy trình, thủ tục hiến đất làm đường đi chung:
Thủ tục hiến đất làm đường đi chung sẽ phải thông qua hợp đồng tặng cho tài sản.
Theo quy định tại Điều 457
Thủ tục tặng cho đất quy định chi tiết tại Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
“1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.”
Sau khi hiến đất làm đường đi chung sẽ làm thay đổi về quyền sử dụng đất đai nên căn cứ theo quy định tại Điều 73
Như vậy, muốn hiến đất làm đường đi chung trải qua các bước như sau:
Bước 1: Lập hợp đồng tặng cho bất động sản bằng văn bản và công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định pháp luật.
Bước 2: Sau khi công chứng, chứng thực hợp đồng tặng cho bất động sản, người sử dụng đất phải nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất để cập nhật biến động đất.
Hồ sơ gồm các giấy tờ như sau:
+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK
+ Hợp đồng tặng cho bất động sản đã có công chứng, chứng thực thỏa thuận rõ về việc các bên hiến đất làm đường đi chung
+ Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ, Sổ hồng)
+ Giấy tờ tùy thân (Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân)
+ Sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý
Sau khi tiếp nhận hồ sơ và thực hiện việc đối chiếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và cập nhật trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất.
Nếu như sau khi nộp, kiểm tra hồ sơ không hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai trả hồ sơ và yêu cầu chủ sở hữu hoàn thành hồ sơ trong 3 ngày làm việc.
Sau khi chủ sở hữu đất tiến hành việc đăng ký biến động đất đai xong thì phần đất này sẽ không còn thuộc quyền sở hữu của cá nhân, hộ gia đình đó nữa.
5. Nếu có tranh chấp về đường đi chung thì xử lý thế nào?
Tranh chấp lối đi chung là một trong các dạng tranh chấp thuộc về lĩnh vực tranh chấp đất đai. Do đó, nếu có bất kì tranh chấp gì xảy ra, sẽ áp dụng theo quy định của Luật đất đai năm 2013 để giải quyết tranh chấp.
Theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013, khi có tranh chấp xảy ra, pháp luật ưu tiên các bên sẽ tự tiến hành hòa giải với nhau, nếu không tự hòa giải được sẽ tiến hành làm đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã, phường tại nơi có đất.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp: Điều 203 Luật đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp như sau:
– Nếu lối đi được công nhận trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sẽ khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi đang có đất. Các bên nộp hồ sơ khởi kiện, đóng án phí và xử lý tranh chấp theo đúng thủ tục tố tụng.
– Nếu lối đi không được công nhận trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có thể lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân có cấp thẩm quyền:
* Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính
* Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính
+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
6. Mẫu đơn hiến đất làm đường đi chung:
Hiện nay, pháp luật không có quy định chung về mẫu chuẩn hiến đất làm lối đi chung. Luật Dương gia xin gửi tới các bạn mẫu đơn soạn thảo về việc hiến đất làm đường đi chung như sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN HIẾN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Kính gửi:………
Họ và tên: ……
Sinh ngày:…../…../……
Giấy chứng minh nhân dân:…….cấp ngày…../……/ tại……
Địa chỉ:……
(Vợ/chồng)……
Sinh ngày:…../…../……
Giấy chứng minh nhân dân:…….cấp ngày…../……/ tại……
Địa chỉ:……
Là chủ sở hữu thửa đất số …. tờ bản đồ số…. do Ủy ban nhân dân….. cấp ngày…./…. tại…..
Gia đình tôi xin thống nhất hiến quyền sử dụng đất làm đường đi chung giữa các hộ gia đình, như sau:
– Thửa số nào:
– Tờ Bản đồ:
– Địa chỉ:
– Thửa đất Diện tích (m2):
– Mục đích sử dụng:
– Thời hạn sử dụng:
– Nguồn gốc sử dụng đất:
Gia đình tôi hiến diện tích …m2 đất (nêu trên) để làm đường đi chung là tự nguyện và không yêu cầu nhà nước bồi thường thiệt hại về đất.
Nội dung khác: Ghi các thành viên của hộ gia đình (nếu có) người có đủ năng lực hành vi dân sự thì thông tin này được ghi vào mục này…
……
Chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Đơn này được lập thành 03 bản có giá trị như nhau (UBND cấp xã 01 bản, phòng Tài nguyên và Môi trường 01 bản, người hiến quyền sử dụng đất 01 bản)./.
……, ngày…….tháng……năm……
XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ NGƯỜI HIẾN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT