Giống thủy sản là khái niệm để chỉ các loại thuỷ sản được sử dụng để làm con giống trong nuôi trồng, trong đó bao gồm trứng giống, tinh trùng, phôi và ấu trùng. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì hệ thống nước thải trong các cơ sở sản xuất, nuôi trồng giống thủy sản được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hệ thống nước thải của cơ sở sản xuất giống thủy sản:
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản 2017, có quy định về điều kiện cơ sở sản xuất và ương dưỡng giống thủy sản. Theo đó:
– Cơ sở sản xuất và ương dưỡng giống thủy sản cần phải đáp ứng điều kiện về vật chất và trang thiết bị kỹ thuật. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản được quy định cụ thể như sau:
+ Hệ thống xử lý cấp nước, hệ thống nước thải, hệ thống ao hồ, hệ thống bể chứa, hệ thống lồng bè cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện và yêu cầu trong lĩnh vực kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh, an toàn sinh học, khu chứa các trang thiết bị và nguyên vật liệu của cơ sở sản xuất giống thủy sản cần phải đảm bảo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất/các nhà cung cấp, khu sinh hoạt trong các cơ sở sản xuất giống thủy sản cần phải đảm bảo tách biệt với khu vực sản xuất giống thủy sản trực tiếp;
+ Trang thiết bị trong cơ sở sản xuất giống thủy sản cần phải đảm bảo yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh, an toàn thực phẩm, các thiết bị thu gom chất thải và các thiết bị xử lý chất thải không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất giống thủy sản.
– Phải xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng, áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, kiểm soát an toàn vệ sinh, kiểm soát an toàn sinh học, trong đó bao gồm các nội dung: Nước phục vụ cho hoạt động sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, giống thủy sản trong quá trình sản xuất, vệ sinh nước thải, thu gom nước thải, xử lý nước thải, xử lý chất thải, tiêu hủy xác động vật thủy sản chết, tiêu hủy xác động vật thủy sản bị nhiễm bệnh, kiểm soát giống thủy sản ra môi trường bên ngoài, kiểm soát các loại động vật gây hại xâm nhập vào cơ sở sản xuất giống thủy sản, thức ăn nuôi trồng thủy sản, thuốc phục vụ cho quá trình nuôi trồng thủy sản, sản phẩm sử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
Tiếp tục đối chiếu với quy định tại Điều 24 của Luật thủy sản năm 2017 có quy định về điều kiện của cơ sở sản xuất giống thủy sản. Theo đó, tổ chức và cá nhân sản xuất giống thủy sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện sản xuất giống thủy sản khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
(1) Cơ sở sản xuất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho quá trình sản xuất giống thủy sản phù hợp với loại thuỷ sản đang nuôi trồng, đồng thời có nơi cách ly theo dõi sức khỏe giống thì sản mới nhập về chuẩn bị cho quá trình sản xuất.
(2) Có đầy đủ bộ phận nhân viên kĩ thuật được đào tạo kiến thức chuyên ngành về nuôi trồng thủy sản, được đào tạo kiến thức về bệnh học thủy sản hoặc sinh học.
(3) Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, hệ thống kiểm soát an toàn sinh học.
(4) Trong trường hợp sản xuất giống thủy sản bố mẹ thì bắt buộc phải có giống thủy sản thuần chủng, hoặc bắt buộc phải có giống thủy sản đã được công nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua hoạt động khảo nghiệm, hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận, hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Như vậy, khi mở cơ sở sản xuất giống thủy sản thì bắt buộc phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cấp thoát nước và cơ sở vật chất kĩ thuật khác theo điều luật nêu trên.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất giống thủy sản gồm gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Nghị định 26/2019/NĐ-CP, có quy định về vấn đề cấp/cấp lại/thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện sản xuất giống thủy sản, kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất giống thủy sản. Theo đó:
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi đối với giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện sản xuất giống thủy sản và kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở được thực hiện như sau:
+ Tổng cục thủy sản là cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi đối với giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng được đầy đủ điều kiện sản xuất giống thủy sản đối với các loại giống thủy sản bố mẹ, có thẩm quyền kiểm tra duy trì điều kiện đối với các cơ sở sản xuất giống thủy sản bố mẹ;
+ Cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản cấp tỉnh có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi đối với giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện sản xuất giống thủy sản, kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất giống thủy sản trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình, ngoại trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Tổng cục Thủy sản.
– Thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện sản xuất giống thủy sản sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện cơ sở sản xuất giống thủy sản theo mẫu (hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 01.NT ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP), biên bản thuyết minh về cơ sở vật chất kĩ thuật của cơ sở sản xuất giống thủy sản theo mẫu (hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 02.NT ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP);
– Thành phần hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện sản xuất giống thủy sản bao gồm các giấy tờ và tài liệu sau: Đơn đề nghị theo mẫu 01.NT ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP, các loại giấy tờ và tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức và cá nhân, giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện sản xuất giống thủy sản đã được cấp trước đó (ngoại trừ trường hợp giấy chứng nhận bị mất).
Theo đó, thành phần hồ sơ đề nghị xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện sản xuất giống thủy sản sẽ bao gồm các loại giấy tờ nêu trên.
3. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đủ điều kiện?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Luật thủy sản năm 2017 có quy định về vấn đề cấp, cấp lại, thu hồi đối với giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện sản xuất giống thủy sản. Theo đó, thẩm quyền cấp/cấp lại/thu hồi đối với giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện sản xuất giống thủy sản được quy định như sau:
– Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện sản xuất giống thủy sản đối với giống thủy sản bố mẹ;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện sản xuất giống thủy sản trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình, ngoại trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện sản xuất giống thủy sản sẽ đồng thời tiến hành thủ tục kiểm tra duy trì điều kiện của cơ sở đó
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Thủy sản 2017;
– Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản 2017;
– Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
– Nghị định 12/2020/NĐ-CP ngưng hiệu lực một số Điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
THAM KHẢO THÊM: