Bài đóng vai một người lính kể lại cuộc hành trình thống nhất đất nước của vua Quang Trung trong hồi thứ 14 bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí sau đây sẽ giúp các em học sinh nắm được nội dung chính, dễ dàng nhập vai người lính kể lại chiến công đại phá quân Thanh của người anh hùng áo vải. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đóng vai một người lính kể lại cuộc hành trình thống nhất đất nước của vua Quang Trung:
- 2 2. Vào vai một người lính kể lại cuộc hành trình thống nhất đất nước của vua Quang Trung:
- 3 3. Đóng vai một người lính kể lại cuộc hành trình thống nhất đất nước của vua Quang Trung trong hồi thứ 14 bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí:
1. Đóng vai một người lính kể lại cuộc hành trình thống nhất đất nước của vua Quang Trung:
Tôi là lính mới được vua Quang Trung tuyển chọn ngày 29 tháng Chạp tại Nghệ An. Tôi được tuyển vào trung quân, trực tiếp dưới quyền chỉ huy của nhà vua. Sau khi tuyển lính, nhà vua đã mở một cuộc duyệt binh lớn, trong lễ duyệt binh, vua đã dụ quân sĩ. Tôi đã nhớ nhất câu: “…Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông sương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy, ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng…”. Ngày 30 tháng chạp, vua hạ lệnh tiến quân. Khi đến núi Tam Điệp, hai vị tướng Sở và Lân ra đón, đều mang gươm trên lưng chịu tội. Vua thưởng phạt công minh các tướng lĩnh kính phục vô cùng. Cùng ngày hôm đó, vua mở tiệc khao quân và chia quân ra làm năm đạo quân. Vua đã tiên đoán với các tướng: hẹn ngày mồng bảy năm mới vào thành Thăng Long lại mở tiệc ăn mừng. Đúng ngày 30 tháng chạp cả năm đạo quân đều gióng trống lên đường ra Bắc. Khi quân đến sông Gián, nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ chạy trước. Đến sông Thanh Quyết, gặp một toán quân Thanh do thám, nhà vua ra lệnh đuổi theo, bắt sống cho hết. Nửa đêm ngày mồng ba tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789), khi đoàn quân đến đồn Hà Hồi lặng lẽ vây kín đồn, rồi bắc loa truyền gọi lúc bấy giờ trong đồn mới biết, chúng đều rụng rời sợ hãi. Quân ta bên ngoài lại nghi binh, luân phiên nhau dạ ran để hưởng ứng, nghe như có hơn vài vạn người. Vì vậy, lính ở đồn Hà Hồi đều xin hàng, ta thu hết lương thực, khí giới. Đồn Hà Hồi bị quân ta hạ, không mất một mũi tên viên đạn nào.
Muốn hạ tiếp đồn Ngọc Hồi, vua chỉ huy chúng tôi truyền lấy sáu chục tấm ván, ghép liền ba tấm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp đầy nước phủ kín. Tất cả là hai mươi bức. Hai mươi người cầm binh khí theo sau, dàn trận thành chữ “nhất”. Mờ sáng mồng năm quân ta đã tiến sát, bao vây đồn Ngọc Hồi. Khi gươm giáo hai bên chạm nhau, thì tất cả quăng ván xuống đất, ai nấy đều cầm dao ngắn, phối hợp với những người lính cầm binh khí, xông lên mà đánh. Quân Thanh tán loạn, xéo lên nhau mà chạy. Tên Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống lại tự thắt cổ chết. Quân của Quang Trung thừa thế xông lên. Quân Thanh bại trận hoàn toàn. Vua Quang Trung còn lùa cho voi chiến xuống Đầm Mực, khiến cho kẻ địch trốn dưới đầm chết như ngả rạ.
Giữa trưa mồng năm, vua Quang Trung chỉ huy đội quân tiến vào Thăng Long trong tiếng hô vang của người dân kinh thành. Tôi tự hào và rất vui vì nghĩa quân đã chiến thắng. Nhìn nhà vua cưỡi trên lưng voi chiến, dẫn đầu đoàn quân tiến vào Thăng Long, áo long bào của Người sạm đen khói súng… quân sĩ đều xúc động, kính phục và tự hào vô cùng về đức vua Quang Trung. Từ nay, nhân dân lại được hưởng cuộc sống yên vui, thái bình. Là một người lính trong đoàn quân của vua Quang Trung, tôi thực sự hạnh phúc, tự hào.
2. Vào vai một người lính kể lại cuộc hành trình thống nhất đất nước của vua Quang Trung:
Tôi là một thường dân bình thường, hưởng ứng lời chiêu mộ lính của vua Quang Trung, tôi gia nhập vào nghĩa quân Tây Sơn và tự nguyện gia nhập đội quân của vua Quang Trung để đánh đuổi giặc Thanh, bảo vệ chủ quyền nước nhà. Sau đợt tuyển lính xong, vua Quang Trung tổ chức duyệt binh, tôi là lính mới ở Nghệ An nên nằm trong doanh trung quân, còn các số khác chia thành 4 doanh tiền, hậu, tả, hữu. Sau khi nghe lời dụ binh của Vua Quang Trung, tôi càng có thêm niềm tin và quyết tâm cho cuộc chiến này. Vua nói: “Quân Thanh không biết trông gương đời Tống, Nguyên ngày xưa, nay lại dám mưu đồ xâm chiếm nước Nam ta. Các ngươi phải cùng ta đánh đuổi chúng, chớ có ai ăn ở hai lòng, nếu phát giác ra sẽ giết chết tức khắc, không tha một ai”. Tất cả quân lính tuân lệnh, lên đường tiến quân ra Bắc. Đến núi Tam Điệp, hai tướng sĩ là Ngô Văn Sở và Nguyễn Văn Tuyết ra chịu tội vì để giặc cướp Thăng Long, vua Quang Trung rất rạch ròi khiến ai cũng phải thán phục tài dụng binh như thần của Người. Ngày 30 tháng chạp năm 1788, vua cho mở tiệc khao quân, đêm hôm đó bắt đầu lên đường, Vua nói: ” Đúng hẹn mùng 7 Tết sẽ ăn mừng trong thành Thăng Long”
Quân đi đến sông Gián, binh trấn thủ tan vỡ chạy trước, đi đến sông Thanh Quế thì đuổi đám do thám của quân Thanh đến tận Phú Xuyên bắt sống không sót một ai. Đêm ngày mồng 3 quân đã đến làng Hà Hồi, các binh lính chia nhau vây kín làng, lúc ấy quân lính trong đồn đều sợ hãi xin hàng. Sau khi lấy được lương thực khí giới, vua cho đóng những ván lớn, tổng cộng 10 ván, 20 người khiêng một ván lấy rơm dấp nước đắp lên. Mồng 5 đi tới đồn Ngọc Hồi, đám cầm ván xông lên, súng đạn quân Thanh không ăn nhằm gì, khói lửa phun ra nhưng lại gặp trúng gió nam khiến quân Thanh không nhìn thấy gì. Nghĩa quân vừa khiêng ván che vừa xông lên khi gươm giáo chạm nhau thì rút dao ngắn ra chém bừa. Quân Thanh chống không nổi chạy toán loạn, giẫm đạm lên thây chết mà chạy. Sau đó quân ta kéo vào Thăng Long, chúng tôi chẳng cần đánh mà vua tôi Lê Chiêu Thống đã sợ chạy mất mật, quân lính đều tan tác bỏ chạy. Đến nỗi cầu đứt không thể qua sông, quân lính rơi xuống nước khiến sông Nhị Hà tắc nghẽn không chảy được.
Toàn quân đã chiến thắng trở về là nhờ Vua Quang Trung sáng suốt, trí tuệ và nhạy bén, từng chiến lược và kế hoạch đều rất rõ ràng. Trận đánh là niềm tự hào của những người lính như tôi và của cả dân tộc
3. Đóng vai một người lính kể lại cuộc hành trình thống nhất đất nước của vua Quang Trung trong hồi thứ 14 bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí:
Thời trẻ tôi đã đầu quân vào nghĩa quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ – một vị tướng tài ba, dụng binh như thần. Ngày 24/11 năm Mậu Thân, nhận được tin cấp báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ gấp họp các tướng sĩ định thân chinh cầm quân đi ngay. Mọi người đều nói ngài nên lên ngôi trị vì để yên lòng dân rồi cất quân ra Bắc. Ngày 25 tháng Chạp, Bắc Bình Vương đã lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung rồi hạ lệnh xuất quân. Ngày 29 tháng Chạp, Quang Trung đến Nghệ An, bàn việc quân với Nguyễn Thiếp. Nghe Nguyễn Thiếp nói không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan, vua rất mừng, cho tuyển lính, duyệt binh rồi ra lời phủ dụ động viên tướng sĩ. Tất cả mọi người đều rất xúc động, tinh thần thêm hăng hái tự tin trước cuộc chiến sắp đến dù quân địch lên đến hai mươi vạn.
30 tháng Chạp, vua Quang Trung đến Tam Điệp rồi vua mở tiệc khao quân. Tối đó, cả năm đạo quân lên đường tiến ra Bắc sau đó chia ra làm năm đạo quân. Đạo chủ lực do Quang Trung chỉ huy, thẳng hướng Thăng Long. Đạo quân thứ hai và thứ ba đánh vào tây Thăng Long và hỗ trợ cho đạo chủ lực. Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương. Đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang – Bắc Giang, chặn đường rút lui của quân địch. Khi tiến thẳng đến thành Thăng Long, để giữ sức cho quân lính chiến đấu, ông sai dùng cáng làm võng. Hai người khiêng một người ngủ và cứ thế luân phiên nhau đi suốt đêm. Quân Tây Sơn đến sông Thanh Quyết, Quang Trung cho bắt hết quân do thám đang chạy trốn nên giặc ở Hà Hồi, Ngọc Hồi không biết gì. Đêm mồng 3 tháng giêng năm Kỉ Dậu, vua Quang Trung cho vây kín Hà Hồi, bắc loa truyền gọi, quân giặc trong đồn sợ hãi, xin hàng. Quân Tây Sơn thu hết lương thực, khí giới. Chuẩn bị đánh đồn Ngọc Hồi, vua Quang Trung truyền lấy 60 tấm ván, cứ ba tấm ghép thành một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, được hai mươi bức. Cứ mười người khiêng một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác cầm binh khí theo sau, dàn trận thành chữ “nhất”. Vua Quang Trung cưỡi voi đi thúc, mờ sáng mùng năm tiến sát đồn Ngọc Hồi. Khi có gió bắc, giặc dùng ống phun khói lửa nhằm làm quân Tây Sơn rối loạn. Nhưng trời bỗng trở gió nam làm cho quân Thanh rối loạn. Quang Trung liền chỉ huy đội khiêng ván vừa che vừa xông lên. Khi gươm giáo hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống, ai nấy dùng dao ngắn chém bừa, những người cầm gươm giáo theo sau đều nhất tề xông lên hiệp lực. Cùng lúc đó, đạo quân thứ hai và thứ ba tấn công đồn Đống Đa, Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh thất bại thảm hại.
Trưa mùng năm tết, Quang Trung kéo quân vào Thăng Long. Tôn Sĩ khi nghe tin Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi, hắn sợ mất mật, không kịp mặc áo giáp dẫn bọn lính kị mã bỏ chạy về hướng bắc. Quân Thanh nghe tin, bỏ chạy tranh nhau qua cầu. Sức nặng quá cầu bị đứt, quân Thanh rơi xuống nước đến nỗi nước sông Nhị Hà tắc nghẽn. Vua Lê Chiêu Thống và bọn tay sai bỏ trốn sang Trung Quốc. Trận thắng quân Thanh của Quang Trung là niềm tự hào dân tộc. Dù thời gian có trôi qua, nhưng âm hưởng chiến thắng vẫn vang vọng mãi trong tôi, hình ảnh vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ sống mãi với non sông, đất nước và nhất là trong lòng các tướng sĩ từng cùng ngài xông pha chiến trận.