Nếu vợ hoặc chồng của cá nhân bị tuyên bố chết kết hôn với người khác thì việc kiết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.
Việc xác định căn cứ một cá nhân là đã chết, được xác định trên hai trường hợp: thứ nhất là chết về mặt sinh lý- tức là cá nhân chết do tuổi già, ốm đau, bệnh tật, tai nạn,… căn cứ để xác định cá nhân chết trong trường hợp này là thủ tục đăng kí khai tử cho người chết. Còn trường hợp thứ hai là chết về mặt pháp lý- tức là việc một cá nhân mất tích khỏi nơi cư trú trong năm năm liền và không có thông tin gì của người mất tích; căn cứ để xác định cá nhân chết trong trường hợp này là quyết định tuyên bố chết của
Khi quyết định tuyên bố chết đối với cá nhân của Tòa án có hiệu lực thì kéo theo việc “ chết về mặt pháp lí” hậu quả của việc tuyên bố cá nhân chết, theo “Bộ luật dân sự năm 2015”, được xác định như sau:
Về tư cách chủ thể : Trong trường hợp quyết định tuyên bố chết của Tòa án đối với một cá nhân có hiệu lực thì thì tư cách chủ thể của cá nhân đó chấm dứt hoàn toàn. Điều này có nghĩa là, tính từ thời điểm quyết định của Tòa án có hiệu lực thì cá nhân đó không thể tham gia vào bất cừ quan hệ dân sự nào với tư cách là một chủ thể của quan hệ đó, từ quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân, các giao dịch dân sự,…Đây là điểm khác so với tuyên bố mất tích: nếu một người bị tuyên bố mất tích thì tư cách chủ thể của họ không bị chấm dứt mà chỉ bị tạm dừng.
Về quan hệ nhân thân: Quan hệ hôn nhân, gia đình và các quan hệ khác về nhân thân của người đó được giải quyết như đối với người đã chết. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân của cá nhân bị tuyên bố chết chấm dứt. Nếu vợ hoặc chồng của cá nhân bị tuyên bố chết kết hôn với người khác thì việc kiết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.Các quan hệ nhân thân khác như các quan hệ về tên gọi, danh dự, nhân phẩm của cá nhân hay các quan hệ nhân thân gắn với tài sản như quyền tác giả về tá phẩm văn học nghệ thuật, quyền tác giả về phát minh sáng chế…cũng được giải quyết như đối với người đã chết, tức là chấm dứt các quan hệ đó.
>>> Luật sư
Về quan hệ tài sản: tài sản của cá nhân bị tuyên bố là đã chết được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế. Tức là, khi quyết định tuyên bố chết đối với một cá nhân của Tòa án có hiệu lực, thì thời điểm đó cũng là thời điểm mở thừa kế.Khoản 1, Điều 633 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định : “ Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này”.Đồng thời với việc này, cũng là thời điểm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế. Như vậy, nếu như người bị tuyên bố chết có di chúc hợp pháp, thì tài sản họ để lại được chia theo di chúc. Trường hợp không có di chúc hoặc rơi vào một số trường hợp đặc biệt của Điều 669 của Bộ luật Dân sự thì di sản người chêt để lại được chia theo pháp luật. Trong trường hợp người bị tuyên bố chết chưa giải quyết xong nghĩa vụ tài sản với chủ thể nào đó, thì những người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ đó trong phạm vi tài sản của người bị tuyên bố chết để lại.