Mẹ em vay nợ đã nhiều năm và lời là 15%, khi mượn mẹ em không làm giấy tờ gì hết, như vậy thì nếu bên cho vay kiện thì có bị sao không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào ạ. Cho em hỏi là mẹ em vay nợ đã nhiều năm và lời là 15%, khi mượn mẹ e không làm giấy tờ gì hết, như vậy thì nếu bên cho vay kiện thì có bị sao không. Mong được giải đáp, em xin chân thành cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Bộ luật dân sự thì tài sản bao gồm:
Điều 163: Tài sản
Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Với các hợp đồng vay tài sản mà bên cho vay là các tổ chức tín dụng thì thực hiện theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ban hành ngày 16/6/2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Với các hợp đồng vay tài sản mà bên cho vay là các tổ chức, cá nhân khác thì được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự.
Bộ luật dân sự quy định về hình thức của hợp đồng dân sự như sau:
“Điều 401: Hình thức hợp đồng dân sự
1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
>>> Luật sư
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Về hợp đồng vay tài sản, Bộ luật dân sự quy định:
“Điều 471: Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên choc ho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Như vậy, nếu việc vay tài sản của mẹ bạn là với cá nhân, tổ chức khác với các tổ chức được quy định tại Luật các tổ chức tín dụng thì hợp đồng vay tài sản đó có thể được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Để xác định hợp đồng vay tiền của mẹ bạn có hiệu lực không cần dựa trên cơ sở hợp đồng có được giao kết hợp pháp không.
Khi bên cho vay kiện, nếu căn cứ họ đưa ra là đúng với những điều mà mẹ bạn và bên cho vay đã thỏa thuận về việc vay tài sản thì có thể mẹ bạn sẽ phải chịu các trách nhiệm dân sự theo đúng quy định của pháp luật.