Đại diện là khái niệm để chỉ một người nhân danh, xuất phát từ lợi ích của người được đại diện, xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi được đại diện. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về hậu quả giao dịch dân sự do vượt quá phạm vi đại diện?
Mục lục bài viết
1. Hậu quả giao dịch dân sự do vượt quá phạm vi đại diện:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 141 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về phạm vi đại diện. Cụ thể như sau:
– Người đại diện sẽ chỉ được phép xác lập và thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện của mình, theo các căn cứ cơ bản sau đây:
+ Theo quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Phù hợp với điều lệ của pháp nhân;
+ Phù hợp với nội dung ủy quyền của người ủy quyền;
+ Các quy định khác của pháp luật.
– Trong trường hợp không xác định được cụ thể về vấn đề phạm vi đại diện theo các căn cứ nêu trên, người đại diện theo pháp luật có thể xác lập và thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác;
– Một cá nhân/một pháp nhân theo quy định của pháp luật hoàn toàn có thể làm đại diện cho nhiều cá nhân/nhiều pháp nhân khác nhau, tuy nhiên không được nhân danh người được đại diện để tiến hành hoạt động xác lập giao dịch dân sự hoặc thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình trong quá trình đại diện hoặc với bên thứ ba mà mình cũng được coi là người đại diện của chủ thể đó, ngoại trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác;
– Người đại diện cần phải thông báo cho bên giao dịch biết cụ thể về tính chất và phạm vi đại diện của mình.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 143 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại diện. Theo đó, giao dịch dân sự do vượt quá phạm vi đại diện sẽ cần phải thực hiện theo hậu quả như sau:
– Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập hoặc thực hiện, tuy nhiên giao dịch đó vượt quá phạm vi đại diện thì sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người được đại diện đối với những phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện đó, trừ một số trường hợp cơ bản sau đây:
+ Mặc dù vượt quá phạm vi đại diện, tuy nhiên vẫn được người được đại diện đồng ý;
+ Người được đại diện biết về vấn đề vượt quá phạm vi đại diện đó tuy nhiên không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
+ Người được đại diện là bên có lỗi dẫn đến tình trạng người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình đã vượt quá phạm vi đại diện.
– Trong trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện tuy nhiên vượt quá phạm vi đại diện của mình, nhưng không làm phát sinh quyền lợi và nghĩa vụ của người được đại diện đối với những phần giao dịch được xác lập, thực hiện do vượt quá phạm vi đại diện đó, thì theo quy định của pháp luật, người đại diện sẽ cần phải thực hiện nghĩa vụ đối với người mà họ đã giao dịch dựa trên phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, ngoại trừ trường hợp người đã giao dịch đó biết hoặc có nghĩa vụ phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện tuy nhiên vẫn tiếp tục giao dịch;
– Trong trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện có hành vi cố tình xác lập hoặc thực hiện các giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện của mình, từ đó gây ra thiệt hại cho người được đại diện, thì sẽ phải cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại dựa trên những thiệt hại xảy ra trên thực tế.
Theo đó thì có thể nói, nhìn chung thì người đại diện sẽ có quyền xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện của mình. Tuy nhiên, đối với trường hợp người đại diện xác lập hoặc thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện thì sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch vượt quá phạm vi đó. Ngoài ra, đối với giao dịch dân sự do vượt quá phạm vi đại diện còn phải tuân thủ theo những hậu quả pháp lý căn cứ tại Điều 143 của Bộ luật dân sự năm 2015 như phân tích nêu trên. Tất cả trường hợp tranh chấp trong quan hệ đại diện, thì các bên có liên quan đều có quyền nộp đơn đến tòa án để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
2. Căn cứ xác lập quyền đại diện bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 135 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về căn cứ xác lập quyền đại diện. Theo đó, quyền đại diện trên thực tế sẽ được xác lập theo ủy quyền giữa hai đối tượng, bao gồm người đại diện và người được đại diện, có thể được xác lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, xác lập theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (trường hợp này được gọi là đại diện theo pháp luật). Theo đó thì có thể nói, hiện nay có hai loại đại diện đang tồn tại, bao gồm đại diện cho ủy quyền và đại diện theo pháp luật. Đại diện theo ủy quyền sẽ được xác lập dựa trên cơ sở ủy quyền của bên được đại diện. Còn đại diện theo pháp luật sẽ được xác lập dựa trên cơ sở quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, xác lập theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan. Cụ thể như sau:
– Trong trường hợp xác lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm, trong trường hợp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người có quyền và lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể sẽ chỉ định người đại diện cho các cá nhân;
– Trong trường hợp xác lập theo điều lệ của pháp nhân, ví dụ như pháp nhân hoạt động dưới loại hình công ty cổ phần thì người đại diện đó có thể là giám đốc, tổng giám đốc hoặc chủ tịch hội đồng quản trị;
– Trong trường hợp xác lập theo quy định của pháp luật, đơn cử như trường hợp cha/mẹ là người đại diện theo pháp luật đối với con chưa thành niên, hoặc giữa người giám hộ với người được giám hộ.
3. Tham khảo bản án liên quan đến vấn đề vượt quá phạm vi đại diện:
Bản án về tranh chấp
Tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nhận định rằng, tại phiên tòa sơ thẩm thì người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn không xuất trình được đầy đủ các loại giấy tờ và văn bản có chữ ký tên của cụ Đ T Đ khi được tòa án yêu cầu, phản ánh về việc thay đổi nội dung, yêu cầu khởi kiện. Trong khi đó, theo phạm vi của hợp đồng ủy quyền ghi ngày 10 tháng 5 năm 2016 tại Văn phòng công chứng GĐ, thì ông N Đ T trên thực tế sẽ chỉ được quyền thay mặt cụ Đ, nhân danh cụ Đ tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp về việc tranh chấp hợp đồng ủy quyền theo đơn khởi kiện mà cụ Đ đã nộp ban đầu. Điều này cho thấy
Tòa án phúc thẩm sau đó đã tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, tiếp tục giao toàn bộ hồ sơ vụ án về tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại theo thủ tục tố tụng dân sự.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.