Hậu quả của việc lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài bỏ trốn. Lao động bỏ trốn thì bên bảo lãnh có bị ảnh hưởng gì không?
Hậu quả của việc lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài bỏ trốn. Lao động bỏ trốn thì bên bảo lãnh có bị ảnh hưởng gì không?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư , em đang đi lao động bên Nhật trước khi đi có người nhà ký một hợp đồng bảo lãnh rằng nếu em bỏ trốn khỏi nơi làm việc thì người nhà sẽ bị phạt 200 triệu đồng. Nay em đang làm ở công ty xây dựng ở Nhật họ bóc lột công việc vất vả lương thì thấp. Vậy cho em hỏi nếu em bỏ ra ngoài và xin được visa tị nạn bên này thì hợp đồng bảo lãnh có ảnh hưởng gì không ạ . Người nhà e có bị phạt không ạ. ? Mong quý luật sư giải đáp giúp em !
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (người được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ.
Căn cứ vào Điều 55 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy đinh:
“1. Việc bảo lãnh được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đi làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ không ký quỹ hoặc không đủ tiền ký quỹ theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Người lao động đi làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức sự nghiệp khi tổ chức này yêu cầu thực hiện việc bảo lãnh.
2. Người bảo lãnh thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp về trách nhiệm bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ của người lao động đối với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp.
3. Trường hợp người lao động vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và gây thiệt hại cho doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp mà người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ bồi thường thì người bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để bù đắp thiệt hại phát sinh do người lao động gây ra cho doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp. Sau khi bù đắp thiệt hại, nếu tài sản của người bảo lãnh còn thừa thì phải trả lại cho người bảo lãnh.”
Như vậy, nếu như người lao động làm việc theo
Trong trường hợp vi phạm hợp đồng và gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp, dịch vụ, tổ chức sư nghiệp mà người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ bồi thường thì người kí bảo lãnh sẽ phải bù đắp thiệt hại bằng tài sản của mình .
Bên cạnh đó căn cứ vào Theo quy định tại Điều 35 Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người lao động quy định trường hợp “bỏ trốn khỏi ơi đang làm việc theo hợp đồng” thì có thể bị phạt tiền từ 80 triệu đến 100 triệu đồng.
Nếu như hai bên đã kí kết hợp đồng lao động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tuy nhiên nếu người lao động vi phạm hợp đồng có một trong các hành vi trên thì ngoài việc phải bồi thường theo thỏa thuận trong hợp đồng hai bên đã kí thì căn cứ theo Điều 35 Nghị định 95/2013NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động thì người lao động có thể bị phạt tiền từ 80 đến 100 triệu .
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy ở đây trước khi bạn đi bố bạn có kí một hợp đồng bảo lãnh với bên người sử dụng lao động nếu bạn rời khỏi nơi làm việc trước thời hạn ngay cả khi bạn đã trốn khỏi nơi làm việc và xin được visa tị nạn hợp pháp thì hành tức bạn đã vi phạm hợp đồng và đồng nghĩa với việc hợp đồng bão lãnh đó có hiệu lực buộc bố bạn sẽ phải dùng tài sản của mình để đền bù thiệt hại cho bên ngưởi sử dụng lao động theo như hợp đồng bảo lãnh đã kí kết ngoài ra căn cứ vào Nghị định 95/2013 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động thì bạn còn có thể bị phạt từ 80 đến 100 triệu đồng.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Hình thức tuyển dụng lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài
– Điều kiện người lao động được vay vốn ngân hàng để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
– Chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua điện thoại