Hậu quả của việc không thông báo khi ngừng hoạt động của văn phòng đại diện. Thủ tục chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện.
Hậu quả của việc không thông báo khi ngừng hoạt động của văn phòng đại diện. Thủ tục chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện.
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi, văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam, có người nước ngoài làm trưởng đại diện không hoạt động nữa nhưng không làm thủ tục đóng cửa, mà vẫn để mở như vậy thì có hậu quả như thế nào? Em cảm ơn ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
– Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
– Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
2. Giải quyết vấn đề:
Bạn có nêu là văn phòng đại diện có người nước ngoài làm trưởng đại diện không hoạt động nữa nhưng không làm thủ tục đóng cửa. Do bạn không nói rõ văn phòng địa diện của bạn là tạm ngừng hay chấm dứt hoạt động luôn nên có thể xảy ra các trường hợp sau:
– Trường hợp 1, Văn phòng đại diện của bạn tạm ngừng hoạt động.
Theo Điều 57
Như vậy, nếu văn phòng đại diện của bạn đã tạm ngừng hoạt động mà không có thông báo thì văn phòng của bạn sẽ bị phạt theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 32
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về việc ngừng hoạt động của văn phòng đại diện: 1900.6568
– Trường hợp 2, nếu văn phòng đại diện của bạn đã chấm dứt hoạt động thì bên bạn cũng phải làm thủ tục thông báo đến cơ quan có thẩm quyền. Nếu văn phòng đại diện của bạn chấm dứt hoạt động mà không có thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thì văn phòng đại diện của bạn bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo điểm b Khoản 1 Điều 37 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.
Về thủ tục thông báo tạm ngừng hoạt động của văn phòng đại diện, người đại diện của bạn là người nước ngoài. Việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài căn cứ dựa trên đề nghị của thương nhân nước ngoài tức là người đại diện của bạn. Khi chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện, hồ sơ bên bạn cần chuẩn bị theo Điều 36
– Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
– Bản sao văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép không gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh (đối với trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 35 Nghị định 07/2016/NĐ-CP) hoặc bản sao Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh của Cơ quan cấp Giấy phép (đối với trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 35 Nghị định 07/2016/NĐ-CP);
– Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
– Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
– Bản chính Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh.
Sau khi bạn chuẩn bị xong hồ sơ, bạn nộp đến Cơ quan cấp giấy phép. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện.