Tại sao nên bảo hộ bí mật kinh doanh? Biện pháp xử lý đối với hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh?
Trong kinh doanh để có thể thành công chắc hẳn sự tích lũy trong quá trình kinh doanh đó là một lợi thế và các doanh nghiệp hay cá nhân kinh doanh đều sẽ có những bí mật kinh doanh khác nhau mà qua đó có thể là điểm mấu chốt dẫn tới đạt kết quả cao trong kinh doanh. Vậy bí mật kinh doanh có được bảo hộ không? Biện pháp xử lý đối với hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiêt về nội dung này.
Cơ sở pháp lý: Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sử đổi bổ sung 2019
Luật sư
1. Tại sao nên bảo hộ bí mật kinh doanh
Đối với một doanh nghiệp đang hoạt động hay một doanh nghiệp mới, muốn tồn tại, phát triển và đứng vững trong môi trường này, cần phải có đủ năng lực tự tạo ra hay tiếp nhận được các thông tin hữu ích cần thiết để tạo ra và cung cấp các hàng hóa và dịch vụ mới hoặc cải tiến ra thị trường. Những thông tin hữu ích như vậy chính là “bí mật kinh doanh” (hay còn được gọi là “bí mật thương mại”). Các đối thủ cạnh tranh thường tìm ra cách thức để tiếp cận những thông tin này theo cách dễ dàng, chẳng hạn như mua chuộc hay chỉ là thuê lại các nhân viên chủ chốt của bạn – những người đã tạo ra hoặc được phép tiếp cận những thông tin bí mật và hữu ích mà đang mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn. Để ngăn chặn sự suy giảm hay mất đi lợi thế cạnh tranh do những thông tin này đem lại, một công ty thành công phải bảo vệ tài sản hay thông tin bí mật của mình.
Bí mật kinh doanh được định nghĩa là thông tin bất kỳ mà:
(1) Nói chung không được biết trong cộng đồng doanh nghiệp có liên quan hoặc với công chúng;
(2) Tạo ra những lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu nó. Lợi ích này phải xuất phát từ việc thông tin đó nói chung không được biết, chứ không chỉ bởi giá trị của thông tin đó; và
(3) Cần có những nỗ lực cần thiết để duy trì bí mật này.
Một bí mật kinh doanh tiếp tục được duy trì miễn là thông tin đó tiếp tục được giữ kín. Những thông tin bị bộc lộ một cách dễ dàng và hoàn toàn thông qua nghiên cứu đơn thuần các mặt hàng trên thị trường thì không thể là bí mật kinh doanh.
Pháp luật về bí mật kinh doanh muốn duy trì và khuyến thích những chuẩn mực đạo đức và sự công bằng trong thương mại
– Mục đích chính của pháp luật về bí mật kinh doanh là tạo ra động lực cho các doanh nghiệp sáng tạo bằng cách bảo vệ thời gian và nguồn vốn đáng kể đã được đầu tư vào việc phát triển những sáng tạo mang lại lợi thế cạnh tranh, cả về mặt kỹ thuật và thương mại, đặc biệt là những sáng tạo không được cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc chưa đủ điều kiện để được cấp bằng độc quyền sáng chế.
2. Biện pháp xử lý đối với hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty cổ phần thực phẩm Tân Tân là doanh nghiệp chế biến, sản xuất đậu phộng chiên và đặt tên cho sản phẩm của mình là: “Đậu phộng Tân Tân”. Sản phẩm đậu phộng Tân Tân được sản xuất từ năm 1984 và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường với mức doanh thu rất cao. Sự thành công của công ty Cổ phần thực phẩm Tân Tân chủ yếu là do công ty đã xây dựng được công thức chế biến đậu phộng khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác. Năm 2011, doanh nghiệp X cũng chuyên sản xuất đậu phộng đã sản xuất hàng loạt sản phẩm đậu phộng có chất lượng, thành phần giống như sản phẩm đậu phộng Tân Tân của Công ty cổ phần thực phẩm Tân Tân.
Khi biết được đối thủ cạnh tranh đã sản xuất ra sản phẩm giống hệt về thành phần, chất lượng, công ty cổ phần thực phẩm Tân Tân đã đưa đơn kiện gửi tới
Yêu cầu:
1. Hãy nêu các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh.
2. Hãy xác định hành vi của doanh nghiệp X có phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh không?
3. Vận dụng những kiến thức đã học hãy đưa ra hướng giải quyết tình huống trên?
Luật sư tư vấn:
2.1. Theo như câu hỏi của bạn đưa ra, chúng ta có thể xác định các hành vi xâm phạm đối với bí mật kinh doanh như sau:
Theo Điều 127 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sử đổi bổ sung 2019 có ghi nhận về các hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh. Cụ thể:
“1. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;
d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;
đ) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này;
e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật này.
2. Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm chủ sở hữu bí mật kinh doanh, người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng bí mật kinh doanh, người quản lý bí mật kinh doanh”.
Như vậy dựa trên thực tế thì bí mật kinh doanh được xem là thành quả đầu tư dưới dạng thông tin cần được bảo hộ cho các chủ đầu tư nói chung, không chỉ là người sử dụng lao động, theo đó những người xâm phạm tới bí mật kinh doanh tức là xâm phạm và đe dọa tới sự phát triển của doanh nghiệp đó.
Thường thì khi hoạt động kinh doanh, mỗi doanh nghiệp sẽ có cho cho mình những bí mật kinh doanh riêng nhằm muc đích tạo ra lợi nhuận và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Đây là yếu tố quan trọng quyết định phần lớn sự thành công của một thương hiệu thế nên việc bảo vệ bí mật kinh doanh rất quan trọng. Bên cạnh đó hiện nay vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ bí mật kinh doanh, và phải chịu hậu quả nặng nề khi những thông tin này bị đánh cắp.
Như những trường hợp pháp luật nêu như trên đều nhằm mục đích xâm phạm tới những thông tin độc quyền và các bí mật kinh doanh trên thương trường được được xem là tài sản có giá trị vô cùng lớn, là yếu tố giúp xây dựng thương hiệu vững mạnh. Ngày nay, mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt nên các đối thủ chắc chắn không hề muốn chia sẻ thông tin cho nhau.
2.2. Xác định doanh nghiệp X có xâm phạm quyền bí mật kinh doanh
Như ta đã biết “Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh”.
Với khái niệm nêu trên ta nhận thấy, với hành vi áp dụng kĩ thuật đảo ngược tìm ra quy trình sản xuất đậu phộng của doanh nghiệp Tân Tân, doanh nghiệp X đã có những hành vi vi phạm bí mật kinh doanh sau:
_ Có hành vi tiếp cận, thu thập bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Ta có thể thấy, quy trình sản xuất của doanh nghiệp Tân Tân là bí mật kinh doanh không được bên Tân Tân phổ biến ra công chúng, nhưng bên doanh nghiệp X lại có hành động thu thập, tiếp cận trai phép với những quy trình đó để tạo ra sản phẩm đậu phộng giống hết Tân Tân. Như vậy, đây là hành vi xâm phạm quyền lợi của Tân Tân.
2.3. Hướng giải quyết
Tân Tân có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc bên doanh nghiệp X phải chấm dứt các hành vi xâm phạm quyền và phải bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại mà bên doanh nghiệp này đã gây ra cho Tân Tân khi có hành vi vi phạm.
Tân Tân có thể yêu cầu giải quyết bằng các biện pháp dân sự theo quy định tại Điều 202,
Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
“1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
4. Buộc bồi thường thiệt hại;
5. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ”.
Như vậy chúng ta thấy pháp luật đã đề ra hướng giải quyết đó là giải quyết dân sự. Ngoài ra, có thể xử lí hành chính đối với hành vi vi phạm này theo quy định của pháp luật đề ra về xử lí vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh. Dựa trên những hình thức xử phạt cụ thể của luật quy định.
Trên đây là thông tin chung tôi cung cấp về nội dung ” Biện pháp xử lý đối với hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh” và các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.