Xử lý hành vi vi phạm quy định về trung tâm tư vấn pháp luật theo quy định tại Nghị định 110/2013/NĐ-CP như sau:
Hành vi vi phạm quy định về trung tâm tư vấn pháp luật bị áp dụng quy định xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 110/2013/NĐ-CP như sau:
Một là, Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết mức thù lao tư vấn pháp luật tại trụ sở.
Hai là, Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
– Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn với cơ quan có thẩm quyền về tổ chức và hoạt động theo định kỳ hàng năm hoặc khi được yêu cầu; không lập, quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu;
– Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền khi thay đổi nội dung đăng ký hoặc chấm dứt hoạt động của trung tâm tư vấn pháp luật; thay đổi giám đốc trung tâm, trưởng chi nhánh, tư vấn viên pháp luật, luật sư; mở hoặc chấm dứt hoạt động của chi nhánh của trung tâm tư vấn pháp luật.
Ba là, Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
– Không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu không đúng nội dung giấy đăng ký hoạt động;
– Phân công người không phải là tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật của trung tâm tư vấn pháp luật, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo
– Cử người không phải là tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật của trung tâm tư vấn pháp luật, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo
– Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy đăng ký hoạt động;
– Thực hiện tư vấn pháp luật khi chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động.
Bốn là, Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
– Hoạt động không đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong giấy đăng ký hoạt động;
– Cho người không phải là tư vấn viên pháp luật của trung tâm hoạt động tư vấn pháp luật dưới danh nghĩa của tổ chức mình;
– Không đăng ký hoạt động của trung tâm tư vấn pháp luật, chi nhánh của trung tâm tư vấn pháp luật tại cơ quan có thẩm quyền;
– Sử dụng giấy đăng ký hoạt động giả.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Năm là, Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy đăng ký hoạt động.
Sáu là, Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi của tổ chức không có chức năng tư vấn pháp luật mà hoạt động tư vấn pháp luật dưới bất kỳ hình thức nào.
Bảy là, Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3, Điểm a và Điểm b Khoản 4 Điều 9 Nghị định 110/2013/NĐ-CP.
Tám là, Biện pháp khắc phục hậu quả:
– Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm d Khoản 4, Khoản 5 Điều 9 Nghị định 110/2013/NĐ-CP;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều 9 Nghị định 110/2013/NĐ-CP.