Tài sản công được xác định là loại tài sản thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước là đại diện chủ sở hữu, vì thế quá trình sử dụng tài sản công cũng cần phải phù hợp với quy định của pháp luật. Vậy mức xử phạt đối với hành vi tự ý cho thuê xe ô tô công được ghi nhận như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về các trường hợp được phép cho thuê tài sản công:
Tài sản công đã không còn là một khái niệm quá xa lạ trong đời sống hiện nay. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật quản lý sử dụng tài sản công năm 2022 có ghi nhận về việc, tài sản công là khái niệm để chỉ các loại tài sản thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, tức là các loại tài sản phục vụ cho mục đích và nhu cầu cộng đồng chứ không thuộc sở hữu của bất kỳ cá nhân hoặc chủ thể nào. Tài sản công sẽ bao gồm các loại sau:
– Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
– Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;
– Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
– Tài sản công tại doanh nghiệp;
– Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước;
– Đất đai và các loại tài nguyên khác.
Ngoài ra thì pháp luật có quy định cụ thể một số trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được phép cho thuê tài sản công. Căn cứ theo quy định Điều 55 của Luật quản lý và sử dụng tài sản công năm 2022 có ghi nhận về một số đơn vị sự nghiệp công lập sẽ được phép sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, tuy nhiên chỉ được phép cho thuê trong các trường hợp được ghi nhận tại Điều 57 của Luật quản lý sử dụng tài sản công năm 2022, cụ thể bao gồm các trường hợp sau:
– Tài sản được giao hoặc được đầu tư xây dựng, tài sản được các chủ thể mua sắm để thực hiện nhiệm vụ do nhà nước giao theo chức năng của mình tuy nhiên chưa sử dụng hết công suất;
– Tài sản được đầu tư xây dựng hoặc các loại tài sản được mua sắm theo dự án của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã phê duyệt, dự án thể hiện rõ tài sản đó sẽ được dùng để cho thuê mà không do ngân sách nhà nước đầu tư vào.
2. Hành vi tự ý cho thuê xe ô tô công bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của thông tư 29/2020/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, có ghi nhận về việc, sư phạm vi phạm hành chính đối với những chủ thể vi phạm quy định về việc sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập hoặc, sử dụng tài sản công tại các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, các tổ chức xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp, sử dụng tài sản công tại các tổ chức khác được thành lập phù hợp theo quy định của pháp luật, vào mục đích kinh doanh hoặc cho thuê, sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh hoặc liên kết sẽ được thực hiện theo mức xử phạt được quy định cụ thể tại Điều 13 của
Thứ nhất, phạt tiền đối với hành vi sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh hoặc mục đích cho thuê, sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh hoặc liên kết khi không có quyết định phê duyệt đề án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có mức phạt như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng tài sản công có giá trị dưới 100.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các chủ thể sử dụng tài sản công có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tài sản công là trụ sở làm việc hoặc là cơ sở hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản công là xe ô tô.
Thứ hai, phạt tiền đối với các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm quy định về xác định giá trị tài sản vào mục đích kinh doanh hoặc mục đích cho thuê, sử dụng vào mục đích liên doanh hoặc liên kết trái quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thành lập Hội đồng định giá hoặc thành lập Hội đồng thẩm định tài sản công không đúng thành phần các quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện hành vi lựa chọn tổ chức thẩm định giá để xác định giá trị của tài sản công nhầm mục đích sử dụng vào quá trình kinh doanh hoặc cho thuê, liên doanh hoặc liên kết không đúng thủ tục theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, phạt tiền đối với các chủ thể sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh hoặc mục đích cho thuê, liên doanh hoặc liên kết sai mục đích so với đề án ban đầu đã được chủ thể có thẩm quyền phê duyệt, hành vi này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ do nhà nước giao phó, cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng tài sản công có giá trị dưới 100.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng tài sản công là xe ô tô hoặc các loại tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các chủ thể sử dụng tài sản được xác định là trụ sở làm việc hoặc cơ sở hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, hoặc các loại tài sản được xác định là xe ô tô.
Theo đó, các chủ thể là cơ quan hoặc tổ chức có hành vi cho thuê xe ô tô công sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Với cùng hành vi vi phạm, nếu do cá nhân thực hiện sẽ bị phạt tiền bằng từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
3. Tự ý cho thuê xe ô tô công có bị xử lý kỉ luật không?
Theo như phân tích ở trên thì hành vi tự ý cho thuê xe ô tô công sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng năm 2020 có ghi nhận, Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ và quyền hạn để vụ lợi cá nhân. Trong đó thì hành vi tham nhũng bao gồm nhiều loại khác nhau, có thể là hành vi tham ô hoặc hành vi nhận hối lộ, hành vi lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình để sử dụng trái phép tài sản công vì mục đích vụ lợi trái quy định của pháp luật. Theo đó thì có thể thấy, hành vi lợi dụng chức vụ để tự ý cho thuê xe ô tô công là một trong những biểu hiện của hành vi tham nhũng. Tùy vào tính chất và mức độ khác nhau mà các chủ thể có thể bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính theo như phân tích ở trên. Theo quy định của pháp luật hiện nay, cụ thể là
– Khiển trách nếu có vi phạm;
– Cảnh cáo, hạ bậc lương nếu vi phạm ở mức độ nghiêm trọng;
– Giáng chức, cách chức nếu vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng;
– Buộc thôi việc nếu hành vi ở mức đặc biệt nghiêm trọng.
Bên cạnh đó còn có thể thấy, Đối với những chủ thể được xác định là người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong các đơn vị và các cơ quan nếu để xảy ra hiện tượng tham nhũng trong các đơn vị và cơ quan mà mình quản lý thì tùy vào tính chất và mức độ xảy ra trên thực tế có thể bị xử lý kỷ luật căn cứ theo quy định tại Điều 77 của Nghị định 59/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng (sau được sửa đổi bởi Nghị định số 134/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng), với một số hình thức kỷ luật được ghi nhận như sau:
– Khiển trách nếu các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm để xảy ra vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng;
– Cảnh cáo nếu các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm để xảy ra vụ việc tham nhũng nghiêm trọng hoặc nhiều vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng;
– Cách chức nếu các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm để xảy ra vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc nhiều vụ việc tham nhũng nghiêm trọng.
4. Quy định của pháp luật về giá và thẩm quyền phê duyệt dự án cho thuê tài sản công:
Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 57 của Luật quản lý sử dụng tài sản công năm 2022 có ghi nhận về phương thức và giá cho thuê tài sản công, cụ thể như sau:
– Đối với các loại tài sản được xác định là cơ sở hoạt động của các đơn vị sự nghiệp và tài sản khác có giá trị lớn theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ được thực hiện theo phương thức đấu giá. Và giá cho thuê sẽ được xác định là giá chúng đấu giá;
– Đối với những loại tài sản không thuộc trường hợp nêu trên thì sẽ được thực hiện theo phương thức thỏa thuận phù hợp với ý chí và nguyện vọng của các bên. Và giá cho thuê tài sản công sẽ do hai bên tự thỏa thuận dựa trên giá thị trường của các loại tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kĩ thuật và cùng tiêu chuẩn về chất lượng, xuất xứ.
Bên cạnh đó, thẩm quyền phê duyệt đối với các đề án cho thuê tài sản công được ghi nhận cụ thể như sau:
– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đề án cho thuê đối với tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp; tài sản khác có giá trị lớn theo quy định của Chính phủ;
– Hội đồng quản lý hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phê duyệt đề án cho thuê đối với tài sản không thuộc trường hợp nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2022;
– Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2020;
– Thông tư 29/2020/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công.