Thực tế, việc các doanh nghiệp kê khai vốn điều lệ khống lên rất nhiều so với trên thực tế rất phổ biến vì những mục đích nhất định. Vậy hành vi khai khống vốn điều lệ bị xử phạt thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hành vi khai khống vốn điều lệ là hành vi vi phạm pháp luật:
Theo quy định của
Vốn điều lệ là yếu tố không thể thiếu trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Vốn điều lệ có nghĩa ý quan trọng trong việc xác định tỷ lệ góp vốn của chủ sở hữu, các thành viên trong công ty. Từ đó, làm căn cứ để phân chia lợi nhuận, quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên tham gia góp vốn.
Căn cứ khoản 5 Điều 16
– Thực hiện cấp hoặc từ chối cấp ERC (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).
– Yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không có trong danh mục hồ sơ luật quy định.
– Có hành vi cố ý gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu người thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
– Có hành vi ngăn cản hủ sở hữu, thành viên, cổ đông của doanh nghiệp thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định.
– Có hành vi kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
– Không thực hiện đăng ký khi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp đang bị tạm dừng hoạt động kinh doanh mà vẫn tiếp tục thực hiện kinh doanh.
– Có hành vi kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký.
– Hành vi cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.
– Thực hiện kinh doanh các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.
– Thực hiện kinh doanh các ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh trong quá trình hoạt động.
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp có hành vi kê khai khống vốn điều lệ là hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo hậu quả mà sẽ bị xử lý đúng quy định.
2. Hành vi khai khống vốn điều lệ bị xử phạt thế nào?
Như mục 1 đã phân tích, hành vi khai khống vốn điều lệ là hành vi vi phạm pháp luật về doanh nghiệp. Theo đó, mức xử phạt với hành vi đó như sau:
– Đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị dưới 10 tỷ đồng: mức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
– Đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng: mức phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
– Đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng: mức phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng.
– Đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng: mức phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng.
– Đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên: mức phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Ngoài việc bị xử phạt như trên, doanh nghiệp sẽ buộc phải thực hiện đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ đúng với số vốn đã góp trên thực tế.
3. Cách xử lý khi đăng ký vốn điều lệ cao hơn số vốn đã góp thực tế:
Phương án 01: Trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu thì phải góp đủ:
Doanh nghiệp cũng cần lưu ý về thời hạn góp vốn như sau:
– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: thời hạn góp vốn điều lệ là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (lưu ý không tính thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản).
– Đối với công ty cổ phần: thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ngoại trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn).
– Đối với công ty hợp danh: quy định thành viên hợp danh phải góp đúng thời hạn đã cam kết theo khoản 1 Điều 178 Luật doanh nghiệp.
Theo đó, trong thời hạn kể trên, doanh nghiệp có thể yêu cầu các chủ thể góp vốn góp đủ và đúng loại tài sản đã cam kết để tránh trường hợp vốn điều lệ đã đăng ký cao hơn số vốn thực góp nếu không đó được coi là hành vi khai khống vốn điều lệ.
Phương án 02: Thực tế các thành viên góp vốn xác định không đủ khả năng để góp đúng số vốn đã đăng ký trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ theo quy trình sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ giảm vốn điều lệ trong công ty bao gồm:
–
– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, công ty hợp danh: phải có nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên;
– Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (áp dụng đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định Luật đầu tư);
Bước 2: Đăng nhập và nộp hồ sơ trên hệ thống online của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Cơ quan đăng ký kinh doanh phải
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ: giải quyết và ra kết quả theo quy định.
– Nếu như cơ quan từ chối thay đổi thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do gửi đến doanh nghiệp.
Bước 4: Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp sau khi nhận được hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đầy đủ và hợp lệ.
Thời gian giải quyết là trong vòng 03 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được thông báo.
Lưu ý: Thời gian thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ như sau:
– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.
– Công ty trách nhiệm hưu hạn 02 thành viên: thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.
– Công ty cổ phần: thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật doanh nghiệp năm 2020.
Nghị định số 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.