Do tính chất nghiêm trọng nên vẫn có trường hợp người phạm tội có hành vi chuẩn bị phạm tội cũng đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy hành vi chuẩn bị hung khí trong người để cố ý gây thương tích có bị xem là chuẩn bị phạm tội và bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Hành vi giấu hung khí trong người để cố ý gây thương tích có được xem là hành vi chuẩn bị phạm tội?
- 2 2. Người chuẩn bị phạm tội cố ý gây thương tích bằng việc giấu hung khí trong người bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
- 3 3. Những lưu ý khi xác định hành vi chuẩn bị phạm tội trong tội cố ý gây thương tích:
1. Hành vi giấu hung khí trong người để cố ý gây thương tích có được xem là hành vi chuẩn bị phạm tội?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14
Chuẩn bị phạm tội có thể hiểu là giai đoạn đầu giai đoạn mà trong đó người phạm tội thực hiện các hành vi để tạo ra các điều kiện cần thiết nhằm thực hiện hành vi phạm tội. Như vậy, có thể hiểu để thực hiện các tội phạm thì người có hành vi tìm kiếm hoặc chuẩn bị các công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết khác để có thể thực hiện hành vi phạm tội đều được xem là giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Và chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp luật quy định có truy cứu đối với người có hành vi chuẩn bị phạm tội tương ứng với tội phạm đó.
Như vậy có thể thấy hành chuẩn bị các công cụ, phương tiện phạm tội là các hung khí nguy hiểm như: dao, gậy, mác, búa, rìu, súng,..để nhằm thực hiện hành vi cố ý gây thương tích trong trường hợp này được xem là hành vi chuẩn bị phạm tội.
2. Người chuẩn bị phạm tội cố ý gây thương tích bằng việc giấu hung khí trong người bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Cố ý gây thương tích là tội phạm quy định tại Điều 134
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14
Và căn cứ theo khoản 6 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:
Người nào đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12, 29 Bộ luật Hình sự thực hiện hành vi chuẩn bị vũ khí hoặc các hung khí nguy hiểm, vật liệu dễ nổ, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc đứng ra thành lập hoặc trực tiếp tham gia nhóm đồng phạm nhằm mục đích gây thương tích hoặc làm tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt là cải tạo không giam giữ lên đến 02 năm hoặc phạt tù có thời hạn trong khoảng từ 03 tháng đến 02 năm.
Như vậy, trong trường hợp một người có hành vi chuẩn bị hung khí nguy hiểm cất giấu trong người nhằm cố ý thực hiện hành vi gây thương tích cho người khác được xem là hành vi chuẩn bị phạm tội thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt theo quy định tại khoản 6 Điều 134 Bộ luật Hình sự là cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi chuẩn bị phạm tội cụ thể trong trường hợp này là chuẩn giấu hung khí nguy hiểm trong người để thực hiện hành vi cố ý gây thương ích. Bới đối với tội cố ý gây thương tích là tội có cấu thành hình thức nên không có giai đoạn phạm tội chưa đạt mà chỉ cần người phạm tội có thực hiện các hành vi được mô tả trong mặt khách quan của tội phạm không kể hậu quả thương tích đã xảy ra hay chưa thì đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều này phản ánh tính chất nguy hiểm của tội phạm bởi nó đe doạn sẽ xâm phạm đến khách thể là quyền được bảo vệ sức khỏe, tính mạng của con người. Vì vậy việc quy định truy cứu trách nhiệm đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội cố ý gây thương tích là hoàn toàn hợp lý và có tác động tích cực trong việc phòng ngừa tội phạm nói chung và bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe nói riêng.
3. Những lưu ý khi xác định hành vi chuẩn bị phạm tội trong tội cố ý gây thương tích:
Cần lưu ý rằng hành vi chuẩn bị phạm tội sẽ giúp cho việc thực hiện phạm tội có thể được thực hiện hoặc dễ dàng được thực hiện trên thực tế. Ví dụ như trong trường hợp để gây ra được thương tích đối với bị hại thì người phạm tội cần phải sử dụng các hung khí như gậy gộc hoặc dao. Nếu không có những công cụ này thì người phạm tội sẽ khó có thể thực hiện được tội phạm hoặc sẽ không dám thực hiện hành vi phạm tội đến cùng. Khi xác định giai đoạn chuẩn bị phạm tội cần phải xác định thời điểm muộn nhất hay là hành vi cuối cùng của giai đoạn chuẩn bị phạm tội là trước khi người phạm tội thực hiện hành vi khách quan của tội phạm.
Ví dụ: A có ý định muốn gây thương tích với B đề dằn mặt nên đã lôi kéo, xúi giục đồng bọn là C và D cùng chuẩn bị gậy gộc và phương tiện để đến nhà B gây án. Vì lo sợ rằng nếu chỉ dùng gậy thì B có thể dễ dàng đánh lại nên A đã chủ động mua thêm 1 con dao găm để giấu vào trong người mới yên tâm thực hiện tội phạm. Khi nhóm người này đang đi đến nhà B để thực hiện hành vi cố ý gây thương tích với B thì bị công an tuần tra bắt giữ. Như vậy, việc A cùng với đồng bọn chuẩn bị gậy gộc sau đó A có chuẩn bị thêm dao găm đề thủ vào người và bao gồm cả việc cùng C và D di chuyển đến nhà B để tiếp cận B nhằm thực hiện hành vi cố ý gây thương tích trong trường hợp này đều thuộc hành vi chuẩn bị phạm tội.
Cần lưu ý hành vi chuẩn bị phạm tội của người phạm tội chưa trực tiếp tác động lên đối tượng tác động của tội phạm và hành vi chuẩn bị phạm tội cũng chưa gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm. Tuy nhiên, hành vi này đã đe dọa xâm phạm đến khách thể được luật hình sự bảo vệ. Tính nguy hiểm của hành vi chuẩn bị phạm tội chính là việc hành vi chuẩn bị phạm tội đã đe dọa, xâm phạm đến các quan hệ xã hội là khách thể được bộ luật hình sự quy định bảo vệ. Vì vậy,
Do hành vi chuẩn bị phạm tội chưa gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm mà chỉ đe dọa gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm. Do đó, hành vi chuẩn bị phạm tội được xác định là có tính nguy hiểm thấp hơn so với hành vi thực hiện tội phạm hoặc hành vi phạm tội ở giai đoạn phạm tội hoàn thành nên người chuẩn bị phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu chuẩn bị phạm tội trong một số tội phạm nhất định có tính nguy hiểm cao. Đồng thời, người phạm tội cũng chỉ phải chịu hình phạt theo những khung hình phạt có mức thấp hơn so với các trường hợp phạm tội bình thường.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017