Liên quan đến hoạt động sử dụng đất đai, có rất nhiều trường hợp vi phạm xảy ra. Một trong số đó là hành vi đổ đất lên đất trồng lúa. Vậy hành vi đổ đất lên trên đất trồng lúa bị phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Các hành vi bị cấm thực hiện trong quá trình sử dụng đất. Đổ đất lên đất trồng lúa có bị phạt hay không?
- 2 2. Hành vi đổ đất lên trên đất trồng lúa bị phạt như thế nào?
- 2.1 2.1. Mức phạt đối với hành vi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng:
- 2.2 2.2. Mức phạt đối với hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối:
- 2.3 2.3. Mức phạt đối với hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn:
- 3 3. Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt hành vi đổ đất lên đất nông nghiệp trồng lúa của hộ gia đình không?
1. Các hành vi bị cấm thực hiện trong quá trình sử dụng đất. Đổ đất lên đất trồng lúa có bị phạt hay không?
Sử dụng đất là quyền mà người dân được hưởng khi được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong quá trình sử dụng đất, các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình phải tuân thủ đầy đủ theo các nguyên tắc, quy định mà cơ quan Nhà nước đặt ra. Hay nói một cách đơn giản, khi sử dụng đất, người sử dụng được phép thực hiện theo các quy định về quyền lợi được hưởng, và không được làm đối với các nguyên tắc cấm của pháp luật.
Điều 12
– Trong quá trình sử dụng đất, người sử dụng đất không được thực hiện hành vi lấn, chiếm, hủy hoại đất đai; vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
– Người sử dụng đất không được sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
– Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất cũng là một trong những hành vi cấm được thực hiện.
– Cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất không được nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật.
– Cá nhân, hộ gia đình không được sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, các chủ thể này không được phép thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
– Nhà nước nghiêm cấm hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
– Trong một số trường hợp, khi được yêu cầu, người sử dụng đất không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật cũng là một trong những hành vi bị cấm trong quá trình sử dụng đất.
– Trong quá trình sử dụng đất, cá nhân, hộ gia đình không được có hành vi cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Từ nội dung phân tích nêu trên, có thể thấy, một trong những hành vi bị cấm trong quá trình sử dụng đất là người sử dụng đất không được sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích. Ngoài ra, Điều 6 Luật đất đai 2013 còn quy định rõ, một trong những nguyên tắc sử dụng đất tại Việt Nam là sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất. Hay nói cách khác, hành vi đổ đất lên trên đất trồng lúa là hành vi xúc tác, sử dụng đất không đúng mục đích theo quy định của pháp luật. Đối với hành vi này, người dân đã vi phạm quy định về chế tài sử dụng đất. Mà khi vi phạm quy định pháp luật về sử dụng đất đai, tùy vào từng trường hợp cụ thể, đối tượng vi phạm sẽ bị xử lý, xử phạt.
2. Hành vi đổ đất lên trên đất trồng lúa bị phạt như thế nào?
Theo nội dung đã phân tích nêu trên, hành vi đổ đất lên trên đất trồng lúa là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về đất đai. Theo đó, hành vi này làm thay đổi kế hoạch sử dụng đất, mục đích sử dụng đất.
Khi vi phạm (đổ đất lên trên đất trồng lúa), chủ thể vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
2.1. Mức phạt đối với hành vi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng:
Cụ thể, theo quy định tại Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng thì bị xử phạt với mức xử phạt cụ thể như sau:
+ Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta, chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
+ Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta, chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
+ Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta, đối tượng thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
+ Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên, chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
2.2. Mức phạt đối với hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối:
Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về việc chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối trái quy định của pháp luật thì sẽ bị áp dụng mức xử phạt sau đây:
+ Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,1 héc ta, chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
+ Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta, đối tượng vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
+ Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta, chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
+ Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta, chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
+ Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên, chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
2.3. Mức phạt đối với hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn:
Đối với hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
+ Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta, chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
+ Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta, đối tượng vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
+ Nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta, chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;
+ Mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng được áp dụng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng cho chủ thể vi phạm nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng cho đối tượng vi phạm nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
+ Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng cho đối tượng vi phạm nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
+ Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng cho chủ thể vi phạm nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
Trên đây là mức xử phạt đối với hành vi đổ đất lên đất nông nghiệp. Tùy thuộc vào từng trường hợp vi phạm cụ thể, mục đích hành vi mà sẽ áp dụng mức xử lý xử phạt tương ứng.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt hành vi đổ đất lên đất nông nghiệp trồng lúa của hộ gia đình không?
Đổ đất lên đất trồng lúa gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho hoạt động canh tác, trồng lúa nước của người dân. Thức tế, mỗi loại đất được phân loại theo quy định của Nhà nước đều có mục đích sử dụng riêng. Mục đích sử dụng này được áp dụng riêng cho từng loại đất, bởi nó còn liên quan đến tính chất, đặc trưng của từng loại đất đó. Mà theo quy định của Luật đất đai 2013, một trong những nguyên tắc trong quá trình sử dụng đất của người dân là phải sử dụng đất đúng mục đích.
Vậy nên, hành vi đổ đất lên đất trồng lúa là vi phạm phạm pháp luật. Một câu hỏi được rất nhiều người đặt ra, là Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt hành vi đổ đất lên đất nông nghiệp trồng lúa của hộ gia đình không?
Để trả lời cho câu hỏi này, ta căn cứ vào Khoản 1 Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính là phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 5.000.000 đồng; tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (biện pháp khắc phục hậu quả).
Như vậy, theo quy định của điều luật trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.Vậy nên, có thể khẳng định. Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt hành vi đổ đất lên đất nông nghiệp trồng lúa.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật đất đai 2013;
Nghị định 91/2019/NĐ-CP.