Bán dâm, môi giới bạn dâm không chỉ là đi ngược lại đạo đức xã hội, nếu phát hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý theo đúng quy định pháp luật. Vậy hành vi bán dâm và môi giới mại dâm bị xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật trong xử phạt hành vi bán dâm:
– Mại dâm là một trong những vấn đề xã hội luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm quan tâm vì hệ lụy mà tình trạng này đem lại. Cá nhân thực hiện hành vi bán dâm không chỉ đi ngược lại với thuần phong, mỹ tục của dân tộc mà còn có thể sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 4 Pháp lệnh, phòng, chống mại dâm 2003 đã quy định các hành vi bị nghiêm cấm thực hiện như sau:
+ Cá nhân có hành vi mua bán dâm là một trong những hành vi bị nghiêm cấm và quy định của pháp luật; bên cạnh đó hoạt động chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm cũng bị nghiêm cấm thực hiện;
+ Cá nhân thực hiện việc cưỡng bức bán dâm, môi giới mại dâm hoặc tổ chức, bảo kê mại dâm cũng nằm trong số trường hợp nêu trên;
+ Nghiêm cấm hoạt động lợi dụng kinh doanh dịch vụ để tạo điều kiện cho việc mại dâm được diễn ra; và nếu có các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm như tiếp tay che dấu, dung túng để tạo điều kiện và khuyến khích hoạt động mại dâm trên thực tế cũng sẽ bị nghiêm cấm tuyệt đối.
Như vậy, hành động bán dâm cũng là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo Pháp lệnh phòng, chống mại dân năm 2003.
Theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh này thì bán dâm được hiểu là hành vi giao cấu của một người đối với một người khác để được trả tiền hoặc một số lợi ích và chất khác đối với hành động bán dâm. Hành động bán dâm có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và trong một số trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự cụ thể về hình thức xử phạt sẽ được trình bày dưới đây:
1.1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi bán dâm:
– Căn cứ theo Điều 23 của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003 thì hình thức xử lý đối với người bán dâm có thể được áp dụng là giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh. Cá nhân bán dâm là người nước ngoài thì tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo, phạt tiền hoặc trục xuất.
– Hiện nay, với mức xử phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm hành chính trong việc bán dâm ghi nhận tại Điều 25 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP theo đó hành vi bán dâm có thể sẽ bị phạt cảnh cáo và tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng; Trong trường hợp bán dâm cho hai người trở lên cùng một lúc thì mức phạt tiền sẽ tăng cao đó là từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng;
– Đồng thời, hình thức xử phạt bổ sung cũng sẽ được đề cập và áp dụng đối với trường hợp người bán dâm đó là tịch thu tang vật vi phạm hành chính hoặc tiến hành trục xuất người nước ngoài có hành vi mua bán dâm.
– Biện pháp khắc phục hậu quả cũng là một trong những biện pháp được nhắc đến để xử lý hành vi bán dâm cụ thể là muốn nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi bán dâm. Như vậy có thể thấy tùy thuộc vào tính chất mức độ hành vi vi phạm mà người bán dâm có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức đã phân tích nêu trên.
1.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Hiện nay, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 vẫn chưa có bất kỳ một quy định cụ thể nào về việc truy cứu trách nhiệm hình sự người bán dâm mà chỉ chủ yếu xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, nếu hành vi của một cá nhân bán dâm mà làm lây truyền HIV cho người khác hoặc có một số hoạt động như thế chấp, môi giới mại dâm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo đúng hành vi vi phạm.
– Căn cứ theo Điều 148 Bộ Luật Hình sự 2015 cá nhân nào biết rõ tình trạng sức khỏe của mình đang bị nhiễm HIV và cố ý lây truyền HIV cho người khác thông qua việc mua bán dâm trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và cả hai đều tự nguyện quan hệ tình dục thì sẽ bị phạt tù từ 1 đến 3 năm;
– Còn trong trường hợp vi phạm dưới đây thì mức phạt tù sẽ tăng lên là từ 3 năm đến 7 năm;
+ Khi thực hiện hành vi đối với hai người trở lên;
+ Cố tình lây truyền HIV đối với người dưới 18 tuổi;
+ Bên cạnh đó, cũng phải nhắc đến trường hợp việc lây truyền bệnh cho phụ nữ mà biết là có thai;
+ Cá nhân là thầy thuốc hoặc nhân viên y tế đang trực tiếp chữa bệnh cho mình nhưng cố tình có hành vi lây truyền;
+ Đặc biệt đối với người đang thi hành công vụ học vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Hành vi môi giới mại dâm sẽ bị xử lý thế nào?
2.1. Xử phạt vi phạm hành chính:
– Hành vi môi giới mại dâm cũng là một trong những hành vi bị nghiêm cấmbởi vì hành vi chứa nhiều nguồn nguy hiểm cho xã hội. Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm thì môi giới mại dâm được hiểu là hành vi dụ dỗ hoặc tiến hành dẫn dắt của người làm trung gian để các bên thực hiện việc mua dâm bán dâm. Cá nhân có hành vi môi giới bán dâm có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Mức phạt tiền đối với hành vi môi giới bán dâm đã được quy định cụ thể tại Điều 26 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, theo đó mức phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng sẽ được áp dụng đối với hành vi môi giới mua dâm bán;
– Cá nhân có thể sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp thực hiện việc môi giới mại dâm. Như vậy, người có hành vi môi giới mại dâm sẽ bị áp dụng mức phạt tiền tương đối cao lên tới 50 triệu đồng cùng với đó là bị nộp lại tịch thu lại số tiền bất hợp pháp thực hiện ra hành vi trái pháp luật.
2.2. Cá nhân môi giới mại dâm có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Theo quy định tại Điều 328 Bộ Luật Hình sự 2015 thì khung hình phạt được áp dụng đối với tội môi giới mại dâm bao gồm 3 khung hình phạt cơ bản:
+ Đối với trường hợp, người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt người khác để thực hiện việc mua dâm bán dâm sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm;
+ Phạt tù từ 3 năm đến 7 năm sẽ được áp dụng đối với trường hợp có hành vi phạm tội như áp dụng việc môi giới đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
Thực hiện hoạt động môi giới mại dâm có tổ chức có tính chất chuyên nghiệp; trước đây đã phạm tội một lần nhưng cố tình thực hiện phạm tội lần 2 trở lên; Bên cạnh đó, số lượng nạn nhân cũng là một trong những căn cứ để có thể áp dụng khung hình phạt trong trường hợp này đối với hai người trở lên bị môi giới mại dâm;
Việc thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, tái phạm nguy hiểm cũng là một trong những cơ sở quan trọng để áp dụng khung hình phạt này.
+ Khung thứ ba sẽ được áp dụng đối với cá nhân đó là tù từ 7 năm đến 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
Hành vi môi giới mại dâm thực hiện đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc có thu lại bất chính từ 500 triệu đồng trở lên;
Không chuẩn bị áp dụng mức phạt theo các khung hình phạt nêu trên thì người phạm tội có thể sẽ bị áp phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
3. Trách nhiệm của cá nhân, gia đình trong phòng, chống mại dâm được quy định như thế nào?
Phòng chống mại dâm không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân hay của gia đình mà là của toàn cộng đồng. Tuy nhiên có thể xác định rằng trách nhiệm chính đối với hành động này phụ thuộc vào sự hiểu biết của cá nhân và quản lý của gia đình. Quy định tại Điều 8 Nghị định 178/2004/NĐ-CP thì trách nhiệm của cá nhân trong phòng chống mại dâm đã được ghi nhận như sau:
+ Cá nhân là công dân Việt Nam có trách nhiệm trong việc chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật liên quan đến phòng chống mại dâm;
+ Đối với những hoạt động được tổ chức để phòng chống mại dâm thì cần tham gia tích cực;
+ Các thành viên trong gia đình cũng phải luôn chú trọng và quan tâm đến người thân đã không tham gia vào các tệ nạn mại dâm thông qua việc giáo dục quản lý ngăn ngừa;
+ Khi phát hiện ra các thông tin liên quan đến tệ nạn mại dâm thì cần có trách nhiệm trong việc cung cấp kịp thời các thông tin cho cơ quan công an hoặc cơ quan có thẩm quyền khác để giải quyết;
– Liên quan đến trách nhiệm của gia đình trong việc phòng, chống mại dâm:
Gia đình là môi trường sống có sự gắn kết thân thiết về mặt tình cảm và huyết thống chính vì vậy gia đình cũng là một trong những hướng cần được đẩy mạnh để kiểm soát tốt hơn trong việc phòng, chống mại dâm. Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 178/2004/NĐ-CP thì trách nhiệm của gia đình phòng chống mại dâm được thể hiện như sau:
+ Cần đẩy mạnh hơn vấn đề tuyên truyền, giáo dục các thành viên gia đình mình về phòng, chống mại dâm;
+ Việc xây dựng được một gia đình hòa thuận, sống chung thủy, lành mạnh cũng là một trong những ý nghĩa quan trọng để có thể đẩy lùi được việc mại dâm diễn ra;
+ Các thành viên trong gia đình cần khuyến khích, động viên các thành viên gia đình tham gia các hoạt động phòng chống mại dâm và phối hợp chặt chẽ giúp đỡ Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan tổ chức hữu quan thực hiện việc quản lý giáo dục người có hành vi mua dâm bán dâm ở tại địa phương;
– Đặc biệt đối với gia đình người bán dâm:
+ Phải có trách nhiệm trong việc quản lý giúp đỡ chăm sóc người bán dâm để người này tham gia giáo dục tại xã, phường theo sự hướng dẫn, giám sát của tổ chức, cá nhân hoặc chính quyền cơ sở;
+ Sau khi cá nhân bán dâm đã được giáo dục tại xã, phường thì cũng phải có sự quản lý giám sát chặt chẽ tránh trường hợp người này tái phạm hoặc có hành vi gây mất trật tự an toàn xã hội;
+ Hành vi bán dâm thông thường mang tính nhạy cảm vì vậy cá nhân đã từng bán dâm có thể sẽ phải đối diện với việc mặc cảm nên gia đình cũng như cộng đồng cũng nên tạo điều kiện để họ hòa nhập và giúp họ có thể xóa bỏ mặc cảm.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017;
– Pháp lệnh, phòng, chống mại dâm 2003;
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình;
– Nghị định số 178/2004/NĐ-CP của Chính phủ: Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm.