Trộm cắp tài sản là một trong những tội danh xâm phạm sở hữu được quy định trong chương XVI của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Các tội xâm phạm về sở hữu thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội và hành vi. Tội trộm cắp tài sản được quy định rất rõ và trong đó có quy định về hành vi hành hung để tẩu thoát.
Mục lục bài viết
1. Hành hung để tẩu thoát là gì?
– Hành hung tẩu thoát là hành vi mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc trong trường hợp đã chiếm đoạt được tài sản nhưng lại bị phát hiện, bị bắt giữ hoặc đã bị bao vây bắt giữ, theo phản xạ thông thường thì những người phạm tội này sẽ đáp trả lại bằng cách có những hành vi chống trả lại ngươi bắt giữ bằng những hành vi như: đánh, đấm, bắn, đẩy, xô ngã, vật lộn…. tất cả những hành vi này là để nhằm tẩu thoát.
– Tuy nhiên, cần lưu ý: trong trường hợp khi đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm cướp tài sản mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản, hoặc có thể người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản nhưng lại bị một hoặc một số người khác chiếm, giành lấy số tài sản đó. Đối với trường hợp này thì người phạm tội lại có những hành vi để chống trả, phản kháng như dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay sau đó để tấn công lại người bị hại hoặc để tấn công người khác với mục đích để chiếm đoạt được số tài sản đó, thì hành vi này không được coi là ” hành hung để tẩu thoát”.
2. Dấu hiệu hành vi hành hung để tẩu thoát trong tội trộm cắp tài sản:
Hành vi hành hung để tẩu thoát trong tội trộm cắp tài sản là một trong những tình tiết định khung tăng nặng, theo đó, trước hết cần phải hiểu về tội trộm cắp tài sản.
– Điều 173 BLHS không mô tả các dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản mà chỉ nêu tội danh. Từ thực tiễn xét xử đã được thừa nhận có thể định nghĩa: (Tội) trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người quản lý
– Về dấu hiệu pháp lý:
* Dấu hiệu phân biệt giữa tội trộm cắp tài sản với trộm cắp tài sản chỉ là vi phạm
– Trộm cắp tài sản cấu thành tội trộm cắp tài sản khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu sau:
– Tài sản trộm cắp trị giá từ 2 triệu đồng trở lên;
– Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản; – Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản hoặc về tội được quy định tại Điều 290 BLHS và chưa được xoá án tích;
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
– Tài sản là di vật, cổ vật: Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học; cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ 100 năm tuổi trở lên (Điều 4 Luật di sản văn hoá).
* Dấu hiệu hành vi phạm tội: Dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản là dấu hiệu hành vi chiếm đoạt tài sản cùng với hai dấu hiệu khác thể hiện tính chất của hành vi chiếm đoạt và tính chất của đối tượng bị chiếm đoạt – Dấu hiệu lén lút và dấu hiệu tài sản đang có người quản lý
– Dấu hiệu chiếm đoạt ở tội trộm cắp tài sản được thực tiễn xét xử từ trước đến nay hiểu là chiếm đoạt được. Với cách hiểu như vậy, tội trộm cắp tài sản chỉ coi là hoàn thành khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản. Để đánh giá người phạm tội đã chiếm đoạt được hay chưa, đã làm chủ được tài sản hay chưa phải dựa vào đặc điểm, vị trí tài sản bị chiếm đoạt. Thực tiễn xét xử đã chấp nhận hướng giải quyết cụ thể về những trường hợp chiếm đoạt được ở tội trộm cắp tài sản như sau:
– Hành vi lén lút là dấu hiệu có nội dung trái ngược với dấu hiệu công khai ở các tội đã trình bày. Dấu hiệu này vừa chi đặc điểm khách quan của hành vi chiếm đoạt tài sản vừa chỉ ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi đó. Hành vi chiếm đoạt tài sản có đặc điểm khách quan là lén lút và ý thức chủ quan của người thực hiện cũng là lén lút.
– Hành vi chiếm đoạt tài sản được coi là lén lút nếu được thực hiện băng hình thức mà hình thức đó có khả năng không cho phép chủ tài sản biết có hành vi chiếm đoạt khi hành vi này xảy ra. Ý thức chủ quan của người phạm tội là lén lút nếu khi thực hiện hành vi chiếm đoạt người phạm tội có ý thức che giấu hành vi đang thực hiện của mình. Việc che giấu này chỉ đòi hỏi đối với chủ tài sản. Đối với những người khác, ý thức chủ quan của người trộm cắp tài sản có thể vẫn là công khai. Nhưng trong thực tế, ý thức chủ quan của người phạm tội trong phần lớn các trường hợp cũng là lén lút, che giấu đối với người khác. Ý thức lén lút, che giấu này có thể là:
– Che giấu toàn bộ hành vi phạm tội như che giấu đối với chủ tài sản hoặc
– Chỉ che giấu tính chất phi pháp của hành vi. Ví dụ: Lợi dụng thủ kho đi vắng, mở cửa kho chuyển hàng lên ô tô một cách đàng hoàng như là có việc xuất hàng bình thường. Trong trường hợp này người phạm tội không che giấu hành vi thực tế mà chỉ che giấu tính chất phi pháp của hành vi. Những người không phải là chủ tài sản vẫn biết sự việc xảy ra nhưng không biết đó là hành vi trộm cắp tài sản.
– Tài sản là đối tượng của tội trộm cắp tài sản là tài sản đang có người quản lý. Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản ở tội trộm cặp tài sản phải là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người quản lý. Hành vi lấy tài sản của mình hoặc đang do mình – quản lý cũng như hành vi lấy tài sản không có hoặc chưa có sản được coi là đang có người quản lý tài sản.
– Xét về khách quan, chỉ những tài sản thuộc hai loại nếu trên mới có thể là đối tượng của tội trộm cắp tài sản. Xét về chủ quan, người phạm tội trộm cắp tài sản khi thực hiện hành vi phạm tội cũng biết tài sản chiếm đoạt có đặc điểm đang có chủ quản lý. Nếu người phạm tội thực sự có sự sai lầm cho rằng tài sản không có chủ quản lý thì hành vi không cấu thành tội trộm cắp tài sản. Để đánh giá sự sai lầm của người phạm tội là có căn cứ hay không, cần xem xét trước hết đặc điểm của tài toe he sản cũng như vị trí và cách để tài sản đó.
3. Hình phạt hành vi hành hung để tẩu thoát trong tội trộm cắp tài sản:
– Về hình phạt: Điều luật quy định 04 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung.
– Khung hình phạt cơ bản có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 02 n đến 07 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau: năm – (Phạm tội) có tổ chức;
– (Phạm tội) có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;
– Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm: Thủ đoạn xảo quyệt là những thủ đoạn tinh vi hoặc gian dối cao giúp người phạm tôi dễ dàng tiếp cận và dễ dàng chiếm đoạt được tài sản như dùng các phương tiện kĩ thuật tinh vi để thực hiện hành vi phạm tội… Thủ đoạn nguy hiểm là những thủ đoạn có tính chất huỷ hoại như tháo trộm các chi tiết quan trọng của thiết bị máy móc, dỡ mái kho vào lấy hàng trong mùa mưa bão…
– Hành hung để tẩu thoát;
– Tài sản là bảo vật quốc gia: “Bảo vật quốc gia là hiện vật | đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học” (Điều 4 Luật Di sản văn hoá).
– (Phạm tội trong trường hợp) tái phạm nguy hiểm. Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh
– Khung hình phạt tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên;
+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
– Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Trong quá trình có hành vi phạm tội trộm cắp tài sản thì người phạm tội có thể thực hiện bất kỳ những hành vi nào nhằm để chống trả phản kháng lại người bắt giữ như: đánh, đấm, bắn, đá, dùng vũ khí, uy hiếp,…. với mục đích để được tẩu thoát, thì đó được gọi là: hành hung để tẩu thoát.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: