Hoạt động gia công hàng hóa hiện nay rất phổ biến và phát triển, đặc biệt là hoạt động gia công hàng hóa, sản phẩm sau đó xuất khẩu ra nước ngoài. Một vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh quan tâm đó là hàng gia công xuất khẩu có phải chịu thuế không?
Mục lục bài viết
1. Hàng gia công xuất khẩu có chịu thuế hay không?
Căn cứ Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định hàng hóa, sản phẩm gia công xuất khẩu gồm có hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng gia công, cụ thể:
– Hàng hóa nhập khẩu không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng mà chỉ dùng làm hàng mẫu.
– Nguyên liệu, bán thành phẩm, vật tư gồm cả vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu; các linh kiện nhập khẩu trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình gia công hàng hóa xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa, bao gồm cả trường hợp bên nhận gia công tự nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện hợp đồng gia công.
– Máy móc, thiết bị nhập khẩu được thỏa thuận trong hợp đồng gia công để thực hiện gia công.
– Các sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công hoặc đóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài thể hiện trong hợp đồng gia công hoặc
– Các loại hàng hóa nhập khẩu để gia công nhưng được phép tiêu hủy tại Việt Nam, thực tế đã được tiêu hủy.
– Các loại linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm gia công xuất khẩu được thể hiện trong hợp đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng gia công, được quản lý như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công.
– Sản phẩm gia công xuất khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế xuất khẩu gồm:
+ Sản phẩm gia công xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, xuất khẩu tại chỗ cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam theo chỉ định của bên đặt gia công.
Lưu ý: sản phẩm gia công xuất khẩu được miến thuế xuất khẩu nếu như sản phẩm được gia công từ toàn bộ hàng hóa nhập khẩu.
Còn đối với trường hợp sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước có thuế xuất khẩu thì phải nộp thuế đối với phần giá trị nguyên liệu, vật tư trong nước cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu theo mức thuế suất của nguyên liệu, vật tư đó khi xuất khẩu.
Như vậy, theo quy định trên thì hàng gia công xuất khẩu sẽ được miễn thuế khi thuộc trường hợp trên.
2. Điều kiện doanh nghiệp được miễn thuế hàng gia công xuất khẩu:
– Người nộp thuế có hợp đồng gia công. Người nộp thuế sẽ có trách nhiệm kê khai số tiếp nhận hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công trên tờ khai hải quan. Hợp đồng gia công phải đảm bảo nội dung sau:
+ Thông tin tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp.
+ Thông tin tên, số lượng sản phẩm gia công.
+ Giá gia công.
+ Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán.
+ Danh mục và trị giá máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công.
+ Thông tin danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công.
+ Các biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công.
+ Địa điểm và thời gian giao hàng.
+ Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa.
+ Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
– Người nộp thuế hoặc tổ chức, cá nhân nhận gia công lại cho người nộp thuế có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu và máy móc, thiết bị tại cơ sở gia công trên lãnh thổ Việt Nam và phải thực hiện thông báo cơ sở gia công, gia công lại cũng như hợp đồng gia công, hợp đồng gia công lại, phụ lục hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công lại.
– Người nộp thuế sẽ chịu trách nhiệm thực hiện quyết toán tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế theo quy định của hải quan.
– Đối với lượng hàng hóa nhập khẩu được sử dụng để gia công sản phẩm đã xuất khẩu ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan sẽ được miễn thuế nhập khẩu chính là lượng hàng hóa nhập khẩu thực tế được sử dụng để gia công sản phẩm đã xuất khẩu.
– Được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình gia công xuất khẩu trả cho bên nước ngoài đặt gia công.
– Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được sử dụng để gia công, sản xuất sản phẩm đã xuất khẩu.
3. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm có:
– Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu.
– Ngoài hồ sơ hải quan trên, doanh nghiệp có thể sẽ nộp thêm một số hồ sơ tùy từng trường hợp, cụ thể như:
+ Trường hợp ủy thác nhập khẩu hoặc uỷ thác xuất khẩu hàng hóa thì cần có hợp đồng ủy thác.
+ Trường hợp đấu thầu cần có hợp đồng cung cấp hàng hóa theo văn bản trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu. Lưu ý, nội dung hợp đồng phải nêu rõ được việc cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu đối với trường hợp doanh nghiệp trúng thầu nhập khẩu hàng hóa.
+ Trường hợp cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa cung cấp cho đối tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế thì cần hợp đồng cho thuê tài chính, lưu ý nội dung hợp đồng phải nêu rõ được thông tin về giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu.
+ Đối với trường hợp chuyển nhượng hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế cho đối tượng miễn thuế khác cần có chứng từ chuyển nhượng hàng hóa. Nội dung chứng từ phải ghi rõ giá chuyển nhượng hàng hóa không bao gồm có thuế nhập khẩu.
Bước 2: Nộp hồ sơ và giải quyết:
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ như trên, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Sau đó sẽ kiểm tra hồ sơ hải quan: thời gian kiểm tra là không quá 02 giờ làm việc tính từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan.
Tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa: không quá 08 giờ làm việc tính từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Nếu như hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Nếu như hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Thủ trưởng cơ quan nơi làm hải quan sẽ có trách nhiệm quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nếu như lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc kiểm tra phức tạp. Thời gian gia hạn tối đa cho việc kiểm tra là không quá 02 ngày.
Cơ quan hải quan thực hiện miễn thuế hoặc thông báo cho người nộp thuế lý do không thuộc diện được miễn thuế trong thời hạn tối đa không quá 15 ngày.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật quản lý ngoại thương.
THAM KHẢO THÊM: