Quy định về hạn mức chuyển tiền cho thân nhân ở nước ngoài? Mức ngoại tệ tối đa mà công dân Việt Nam được phép gửi cho thân nhân ở nước ngoài là bao nhiêu tiền?
Trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu chuyển tiền cho người thân từ nước ngoài về Việt Nam, hay từ Việt Nam ra nước ngoài là một nhu cầu thiết yếu. Việc thực hiện giao dịch này cũng có những quy định pháp luật cụ thể và rõ ràng tại một số văn bản như :Pháp lệnh ngoại hối 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ngoại hối,
Một vấn đề được rất nhiều người quan tâm và đặt ra câu hỏi đó là về hạn mức có thể chuyển tiền cho người thân ở nước ngoài. Vậy quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào? Bài viết dưới đây của công ty Luật Dương gia sẽ giúp bạn đọc có thêm những căn cứ pháp lý để giải đáp về vấn đề này.
1.Cơ sở pháp lý:
Pháp lệnh ngoại hối 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ngoại hối
Nghị định 70/2014/NĐ-CP nghị định chính phủ ngày 17 tháng 7 năm 2014
Quyết định 1437/2001/QĐ-NHNN quyết định ngân hàng nhà nước ngày 19 tháng 11 năm 2001
2. Giải quyết vấn đề:
Mục lục bài viết
Thứ nhất, quy định chung về việc chuyển khoản
Như chúng ta đã biết, chuyển khoản là việc chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác bằng nghiệp vụ kế toán để thanh toán tiền mua bán hàng hàng hóa, dịch vụ giữa các cơ quan, xí nghiệp, tổ chức và cá nhân có tài khoản tại ngân hàng.
Chuyển khoản là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt xuất hiện cùng với sự phát triển của nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng. Theo nghiệp vụ kế toán, khi cần thanh toán hay chuyển khoản một khoản tiền, chủ tài khoản ủy nhiệm cho tổ chức quản lý tài khoản của mình ghi sổ chuyển một số tiền nhập vào tài khoản của người thụ hưởng. Khi nghiệp vụ thanh toán kết thúc, số tiền ghi trên tài khoản của người thanh toán giảm xuống tương đương với số tiền tăng lên tại tài khoản của người thụ hưởng.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các tổ chức quản lý tài khoản được thực hiện nghiệp vụ thanh toán chuyển khoản cho khách hàng bao gồm các tổ chức, cá nhân có tài khoản gồm có ngân hàng nhà nước, kho bạc nhà nước, các tổ chức tín dụng được phép thực hiện dịch vụ thanh toán. Trong nền kinh tế phát triển, việc chuyển khỏan và việc chi trả, thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức rất phổ biến. Việc chuyển khoản cũng được áp dụng khi thực hiện nghĩa vụ tài chính khác nhau như các khoản trả tiền vào ngân sách và các khoản ngân sách cấp phát, trích nộp các quỹ cho các tổ chức công đoàn, trích trả tiền nhà, điện, nước của các cơ quan doanh nghiệp
Thứ hai, quy định về chuyển tiền ra nước ngoài
Và trong tình hình kinh tế phát triển như hiện nay, việc giao kết lưu thông tiền tệ giữa các quốc gia cũng là một vấn đề đang rất được lưu ý tới. Việc chuyển tiền ra nước ngoài phục vụ mục đích cá nhân, cho tổ chức hay vì mục đích lợi nhuận thì có bị quy định về hạn mức hay không?
Liên quan tới vấn đề này, tại Pháp lệnh ngoại hối 2013 sửa đổi, bổ sung có quy định:
Chuyển tiền một chiều là các giao dịch chuyển tiền từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài qua ngân hàng, qua mạng bưu chính công cộng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích mang tính chất tài trợ, viện trợ hoặc giúp đỡ thân nhân gia đình, sử dụng chi tiêu cá nhân không có liên quan đến việc thanh toán xuất khẩu, nhập khẩu về hàng hóa và dịch vụ.
Việc thực hiện chuyển tiền từ một cá nhân, chủ thể, tổ chức trong nước gửi ra nước ngoài được gọi là hoạt động ngoại hối. Như vậy, ta có thể hiểu đơn thuần hoạt động ngoại hối là hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.
Ta có thể nhận thấy các chủ thể thực hiện hoạt động ngoại hối chuyển tiền ở đây được chia ra làm hai chủ thể: Người cư trú và người không cư trú
Thứ ba, quy định về chủ thể chuyển và nhận tiền
Điều này được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 70/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi, bổ sung.
+ Người cư trú là tổ chức được thực hiện chuyển tiền một chiều ra nước ngoài để phục vụ mục đích tài trợ, viện trợ hoặc các mục đích khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo đó quy định về người cư trú được hiểu như sau:
Người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các mục đích như sau: Người cư trú là công dân Việt Nam đang học tập, chữa bệnh ở nước ngoài; người cư trú là công dân Việt Nam đang đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài; Người cư trú là công dân Việt Nam đang trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài;Người cư trú là công dân Việt Nam đang phải trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài;Người cư trú là công dân Việt Nam thực hiện việc chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài;Người cư trú là công dân Việt Nam chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài;Người cư trú là công dân Việt Nam chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác.
Trong trường hợp này, pháp luật Việt Nam đã có những quy định rõ ràng về người cư trú như sau:
+ Người cư trú là tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng sau đây:
- Tổ chức tín dụng: Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
- Tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam;
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam;
- Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức nêu trên;
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế của Việt Nam ở nước ngoài;
- Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại Văn phòng đại diện tại nước ngoài hoặc cơ quan đại diện ngoại giao nêu trên và cá nhân đi theo họ;
- Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài;
- Người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 12 tháng trở lên. Đối với người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam không kể thời hạn là những trường hợp không thuộc đối tượng cư trú
- Chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức kinh tế nước ngoài, các hình thức hiện diện tại Việt Nam của bên nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.
Theo quy định pháp luật Việt Nam thì người không cư trú có những quy định cụ thể như sau:
+ Người không cư trú là người nước ngoài có ngoại tệ trên tài khoản hoặc các nguồn thu ngoại tệ hợp pháp được chuyển, mang ra nước ngoài; trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển, mang ra nước ngoài.
Trong trường hợp này, pháp luật Việt Nam đã có những quy định rõ ràng về người không cư trú như sau:
+ Người không cư trú là các đối tượng không thuộc các đối tượng là người cư trú như quy định nêu trên, người cư trú thì được chỉ định còn người không cư trú thì không được chỉ định.
Theo quy định nêu trên thì những người nước ngoài sau đây mặc dù có thời hạn cư trú ở Việt Nam như thế nào? Có thể là nhiều hơn hoặc ít hơn 12 tháng nhưng vẫn không phải là người cư trú, cụ thể:Người nước ngoài học tập tại Việt Nam;Người nước ngoài chữa bệnh tại Việt Nam;Người nước ngoài đi du lịch tại Việt Nam;
Người nước ngoài làm việc cho các cơ quan sau: Cơ quan đại diện ngoại giao; Cơ quan lãnh sự; Cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; Văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;
Thứ tư, quy định về việc chuyển tiền sang nước ngoài của công dân Việt Nam
Như vậy theo quy định tại Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi, bổ sung, ta có thể thấy cá nhân là người cư trú là công dân Việt Nam được phép thực hiện chuyển tiền một chiều từ Việt Nam sang nước ngoài với mục đích trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tuân thủ các quy định nêu trên.
Luật sư
Căn cứ theo khoản 7 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ngoại hối thì việc chuyển tiền một chiều được hiểu như sau:
“Chuyển tiền một chiều là các giao dịch chuyển tiền từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài qua ngân hàng, qua mạng bưu chính công cộng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích mang tính chất tài trợ, viện trợ hoặc giúp đỡ thân nhân gia đình, sử dụng chi tiêu cá nhân không có liên quan đến việc thanh toán xuất khẩu, nhập khẩu về hàng hóa và dịch vụ.”
Việc chuyển tiền, thực hiện giao dịch chuyển tiền từ nước ngoài vào Việt Nam chỉ cần tuân thủ theo đúng các quy định,nguyên tắc về ngoại hối thì việc chuyển tiền sẽ được thực hiện nhanh chóng và đúng yêu cầu của người chuyển.
Hiện nay, việc thực hiện giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài đã có những quy định chung và rất cụ thể.
Trước đây, Pháp Luật có quy định về giới hạn mức chuyển, mang ngoại tệ để trợ cấp cho thân nhân ở nước ngoài tại Quyết định 1437/2001/QĐ-NHNN về mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam:
Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố cấp Giấy phép chuyển, mang ngoại tệ một lần trong một năm cho Công dân Việt Nam có nhu cầu trợ cấp cho thân nhân nhưng tối đa không quá 5.000 USD cho một người hưởng trợ cấp.
Tuy nhiên, hiện nay, khi Pháp lệnh ngoại hối được sửa đổi, bổ sung và được hướng dẫn tại Nghị định 70/2014/NĐ-CP, Quyết định này đã hết hiệu lực. Theo đó, Nghị định 70/2014/NĐ-CP có quy định:
Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm xem xét các chứng từ, giấy tờ do người cư trú, người không cư trú xuất trình để bán, chuyển, xác nhận nguồn ngoại tệ tự có hoặc mua từ tổ chức tín dụng được phép để mang ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế, hợp lý của từng giao dịch chuyển tiền.
Do đó, Pháp luật hiện hành không còn quy định giới hạn mức chuyển ngoại tệ của người cư trú là công dân Việt Nam cho thân nhân ở nước ngoài. Tổ chức tín dụng (Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân ) mà người đó chuyển ngoại tệ sẽ xem xét chứng từ, giấy tờ của người đó để chuyển ngoại tệ ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế và tính hợp lý của giao dịch chuyển tiền. Tổ chức tín dụng đó sẽ hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục để người chuyển tiền thực hiện yêu cầu đó.
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích mà Luật Dương gia cung cấp cho bạn đọc về việc chuyển tiền ra nước ngoài cho người thân. Hi vọng bài viết trên đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc có thêm những kiến thức pháp lý về vấn đề này.