Bài viết nói về một số hạn chế trong các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra quy định tại Điều 623 BLDS.
Quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được quy định cụ thể tại Điều 623 BLDS năm 2005. Tuy nhiên, những quy định này vẫn tồn tại một số hạn chế sau:
Thứ nhất, về khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ. Theo khoản 1 Điều 623 BLDS năm 2005 thì chỉ đưa ra định nghĩa khái quát về nguồn nguy hiểm cao độ mà chỉ có quy định mang tính chất liệt kê. Theo đó, khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ chỉ dừng lại ở việc liệt kê các nguồn nguy hiểm cao độ, việc này đã nảy sinh rất nhiều hạn chế, khó khăn trong việc áp dụng luật.
Thứ hai, về các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Hiện nay, cả BLDS năm 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP đã quy định về các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhưng chưa có quy định nào về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, cũng chưa có sự phân định cụ thể khi nào áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của con người, và khi nào áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra dẫn đến có những cách hiểu và áp dụng không thống nhất trên thực tế, đặc biệt là cho cơ quan xét xử.
Thứ ba, văn bản áp dụng luật chưa thật sự rõ ràng dẫn đến áp dụng sai hoặc thiếu. Cụ thể, có một số điểm của Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán
>>> Luật sư
Thứ tư, đoạn 2 Khoản 1 Điều 623 “Bộ luật dân sự 2015” quy định: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân theo các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có một hướng dẫn cụ thể thế nào là bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật, điều này xảy ra các tranh cãi khi căn cứ vào quy định này để xác định trách nhiệm của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ và bản thân điều luật này không đặt ra trách nhiệm đối với người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là chưa đầy đủ. Chính vì vậy nên đã có rất nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra nhưng chính quyền lại lúng túng trong việc xác định trách nhiệm của chủ sở hữu.
Ngoài ra, trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ trong tự nhiên gây thiệt hại thì ai bồi thường? Theo quy định hiện nay, những tài sản như vậy là một loại tài nguyên thiên nhiên và là tài sản thuộc sở hữu nhà nước, thuộc sự quản lý của bộ, ngành có liên quan. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có văn bản nào quy định cơ quan quản lý Nhà nước phải bồi thường. Chính vì thế, trong những trường hợp này, không ai phải chịu trách nhiệm bồi thường, người bị thiệt hại phải chịu rủi ro, điều này chưa hợp lý.