Góp vốn bằng nhà ở là gì? Điều kiện góp vốn bằng nhà ở? Cách định giá nhà ở góp vốn? Quy định về hợp đồng góp vốn bằng nhà ở? Thủ tục góp vốn bằng nhà ở?
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thì các doanh nghiệp trên địa bàn nước ta xuất hiện ngày càng nhiều. Chính vì thế mà việc góp vốn vào doanh nghiệp đã trở thành một vấn đề đặc biệt được quan tâm. Góp vốn bằng nhà ở được hiểu đơn giản là việc dùng tài sản mà cá nhân hoặc tổ chức sở hữu để góp vào công ty. Các thành viên góp vốn bằng nhà ở sẽ phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu theo quy định pháp luật hiện hành. Các chủ thể là chủ sở hữu nhà ở hoặc chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại sẽ có quyền góp vốn bằng nhà ở để có thể tham gia hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực mà pháp luật không cấm kinh doanh tại nhà ở đó. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về việc góp vốn bằng nhà ở và thủ tục góp vốn bằng nhà ở.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Góp vốn bằng nhà ở là gì?
Góp vốn bằng nhà ở được hiểu như sau:
Góp vốn được hiểu đơn giản là việc các chủ thể có tài sản đưa tài sản thuộc quyền sở hữu của mình vào các doanh nghiệp để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của doanh nghiệp.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất (nhà, đất), giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam và được ghi trong điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của doanh nghiệp.
Đối với từng loại tài sản khác nhau thì pháp luật quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục góp vốn khác nhau. Đối với tài sản có đăng ký hoặc tài sản là nhà, đất thì các chủ thể là người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng nhà, đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của
Dựa theo khái niệm chung về góp vốn, ta có thể hiểu việc góp vốn bằng nhà ở là hình thức dùng tài sản cho hoạt động kinh doanh doanh nghiệp. Hiện nay, các tổ chức hoặc cá nhân có thể góp vốn vào công ty bằng các loại hình tài sản khác nhau, trong đó có nhà ở. Thành viên góp vốn sẽ phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở cho công ty tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của
–
– Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở sẽ chấm dứt khi một bên hoặc các bên muốn kết thúc theo thỏa thuận trong hợp đồng.
– Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở sẽ chấm dứt khi bên góp vốn hoặc doanh nghiệp liên doanh bị phá sản, giải thể.
– Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở sẽ chấm dứt khi cá nhân góp vốn gặp một trong các trường hợp sau: bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị cấm hoạt động trong lĩnh vực liên quan tới hợp đồng nếu cá nhân đó thực hiện.
– Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở sẽ chấm dứt khi pháp nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị chấm dứt hoạt động và hợp đồng do pháp nhân thực hiện.
2. Điều kiện góp vốn bằng nhà ở:
Theo Luật nhà ở 2014 thì nhà dùng để làm hợp đồng góp vốn bằng nhà ở phải là nhà có sẵn, không phải nhà hình thành trong tương lai và đáp ứng các điều kiện cụ thể như sau:
– Nhà dùng để làm hợp đồng góp vốn bằng nhà ở cần có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
– Nhà dùng để làm hợp đồng góp vốn bằng nhà ở không được có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu đối với trường hợp sở hữu nhà có thời hạn;
– Nhà dùng để làm hợp đồng góp vốn bằng nhà ở không bị kê biên thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền;
– Nhà dùng để làm hợp đồng góp vốn bằng nhà ở không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở.
– Trong trường hợp nếu góp vốn bằng nhà thuộc sở hữu chung cần có sự đồng ý của các chủ sở hữu chung cùng ký vào hợp đồng góp vốn hoặc có văn bản cử người đại diện ký hợp đồng góp vốn bằng nhà ở.
– Trong trường hợp nếu góp vốn bằng nhà ở cho thuê, cần thông báo cho bên thuê biết và họ vẫn tiếp tục được thuê nhà cho đến hết hạn hợp đồng hoặc có thỏa thuận khác.
Cần lưu ý đối với việc góp vốn bằng nhà ở thuộc sở hữu chung sẽ phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung cùng ký vào hợp đồng góp vốn bằng nhà ở hoặc có thể thỏa thuận bằng văn bản cử người đại diện ký hợp đồng góp vốn bằng nhà ở.
Về việc góp vốn bằng nhà ở đang cho thuê, chủ sở hữu nhà ở đang cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà ở biết trước về việc góp vốn bằng nhà ở.
Bên thuê nhà ở sẽ được tiếp tục thuê nhà ở đến hết hạn hợp đồng thuê nhà đã ký với bên góp vốn, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3. Cách định giá nhà ở góp vốn:
Hiện nay, có hai cách để định giá nhà ở góp vốn, bao gồm:
– Những người sáng lập định giá nhà ở góp vốn theo thỏa thuận cụ thể giữa các bên.
– Những người sáng lập sẽ thuê cơ quan thẩm định giá để xác định giá trị nhà ở và đều được phần lớn các thành viên cổ đông đồng ý.
Các chủ thể là người góp vốn bằng nhà ở có thể lựa chọn một trong hai cách hoặc kết hợp cả hai cách trên để có được mức định giá nhà ở đúng nhất.
4. Quy định về hợp đồng góp vốn bằng nhà ở:
Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng góp vốn bằng nhà ở được lập thành văn bản gồm các nội dung chính sau đây:
– Họ và tên của cá nhân, tên tổ chức cùng địa chỉ các bên.
– Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở cần phải nêu đặc điểm của ngôi nhà góp vốn và thửa đất gắn với ngôi nhà đó. Đối với
– Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở cần phải nêu rõ giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.
– Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng
– Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn.
– Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng góp vốn bằng nhà ở.
– Cam kết của các bên trong hợp đồng góp vốn bằng nhà ở.
– Các thỏa thuận khác trong hợp đồng góp vốn bằng nhà ở.
– Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng góp vốn bằng nhà ở.
– Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng góp vốn bằng nhà ở.
– Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Nếu góp vốn bằng nhà ở với một bên là tổ chức thì hợp đồng góp vốn bằng nhà ở không cần công chứng, chỉ khi giữa các cá nhân với nhau thì buộc phải công chứng. Nhưng tốt nhất nên công chứng hợp đồng để phòng trừ rủi ro sau này.
5. Thủ tục góp vốn bằng nhà ở:
Thủ tục góp vốn bằng nhà ở bao gồm các bước cơ bản sau đây:
– Bước 1: Tiến hành định giá nhà ở được sử dụng để góp vốn.
Tài sản góp vốn theo quy định của pháp luật không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.
Như đã phân tích bên trên có hai cách định giá tài sản đó là các thành viên, cổ đông sáng lập doanh nghiệp tự định giá hoặc sẽ thuê tổ chức định giá chuyên nghiệp tiến hành định giá. Trong trường hợp thuê tổ chức định giá chuyên nghiệp tiến hành định giá thì giá trị nhà ở góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.
– Bước 2: Soạn thảo hồ sơ góp vốn bằng nhà ở.
Trong trường hợp cá nhân, tổ chức góp vốn không kinh doanh thì hồ sơ gồm có các loại tài liệu, giấy tờ sau đây:
+ Biên bản chứng nhận góp vốn.
+ Biên bản giao nhận tài sản.
+ Hợp đồng góp vốn.
Trường hợp cá nhân, tổ chức góp vốn có kinh doanh thì hồ sơ gồm có các loại tài liệu, giấy tờ sau đây:
+ Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh.
+ Hợp đồng liên doanh liên kết.
+ Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá tài sản của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật).
+ Hồ sơ về nguồn gốc tài sản.
+ Hợp đồng góp vốn.
– Bước 3: Chuyển quyền sở hữu nhà ở.
Thành viên góp vốn bằng tài sản của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, cổ đông của công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Việc chuyển quyền sở hữu nhà ở sẽ được thực hiện tại Văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện nơi có đất.
Hồ sơ gồm có các loại tài liệu, giấy tờ sau đây:
+ Hợp đồng góp vốn.
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
+ Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hay hộ chiếu của các bên.
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có).
Cũng cần lưu ý rằng nhà ở sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.